Bất động sản 24h: Nhà đầu tư thận trọng với những thông tin “thổi giá”
Nhà đầu tư thận trọng với những thông tin “thổi giá”
Thời gian sau giãn cách, hoạt động mua bán bất động sản đã rộn ràng trở lại. Tuy nhiên, trước diễn biến tăng giá một chiều hiện nay ở phía người rao bán theo các chuyên gia chưa phản ánh toàn diện bức tranh thị trường. Theo đó, nhà đầu tư thận trọng với những thông tin thổi giá.
Chia sẻ trên báo chí mới đây, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho hay, nhu cầu đầu tư và giá chào bán nhà đất tăng lên vì nguồn cung mới khan hiếm do vướng thủ tục pháp lý kéo dài, quỹ đất hữu hạn, chi phí đầu vào cao, chi phí tài chính phình to. Dù tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nhưng đây là thời điểm cho nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính.
Trên thị trường xuất hiện một lực lượng đầu tư mới cũng như các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã lướt sóng thành công, tiếp tục đón bắt cơ hội đầu tư vào bất động sản lúc này.
Tuy nhiên, ông Châu cũng nhấn mạnh, diễn biến tăng giá một chiều hiện nay ở phía người rao bán (gồm chủ đầu tư và người rao bán thứ cấp) chưa phản ánh toàn diện bức tranh thị trường. Nhà đầu tư thận trọng với những thông tin thổi giá.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản năm 2021 và dự báo xu hướng năm 2022
Dưới tác động của Covid-19, thị trường bất động sản đã có nhiều sự thay đổi lớn từ hành vi, thị hiếu người mua tới chiến lược phát triển và cách thức kinh doanh của các đơn vị kinh doanh bất động sản.
Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2021 (VRES 2021) với chủ đề “Bắt mạch sức khỏe – Tổng quan thị trường bất động sản 2021”, diễn ra sáng 13/12 trên nền tảng trực tuyến, nhiều ý kiến chuyên gia chia sẻ về thị trường năm 2021 cũng như dự báo cho năm 2022.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định nhu cầu tìm kiếm bất động sản Việt Nam giống như một chiếc lò xo bị nén.
Trong 2 năm vừa qua, thị trường hình thành một quy luật đáng chú ý là sau mỗi đợt Covid-19, mức độ quan tâm đối với bất động sản được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, phản ánh nhu cầu thị trường bất động sản luôn rất cao.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá đất nền tăng “phi mã”, cẩn thận sập bẫy đầu cơ
Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá đất nền tại TP. Hà Nội vào những tháng cuối năm vẫn “sốt” cao, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư phong trào tham gia.
Theo ghi nhận chung của PV, trên các tuyến phố Bắc Cầu, Thạch Cầu (quận Long Biên), xã Hải Bối (huyện Đông Anh)… vào những ngày gần đây đã có hiện tượng tăng giá đất đột biến. Để chớp thời cơ sinh lời, nhiều nhà đầu tư còn sẵn sàng về tận nơi gom đất, lập “chốt”, tư vấn 24/24h cho khách hàng tại các tụ điểm như quán cà phê, quán cơm bình dân…
Trải qua các cung bậc “lướt sóng” từ hồi đầu năm, giá nhà đất trên tuyến phố Thạch Cầu (quận Long Biên), nơi dự kiến nằm trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng cũng đang có dấu hiệu bị “thổi phồng”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy hoạch cần ưu tiên quỹ đất đủ lớn để phát triển các đại đô thị nhà ở xã hội
Đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4 đã phơi bày một thực tế: Nhà ở cho người lao động, người thu nhập thấp đang thiếu thốn trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp chưa có hạ tầng xã hội dẫn tới tình trạng không đáp ứng được nhu cầu ở, đảm bảo chất lượng cuộc sống khiến hàng triệu công nhân, người lao động phải di cư ngược về quê khi giãn cách xã hội kéo dài. Hệ lụy kéo theo là đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân công để khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch.
Trước tình hình đó, TP.HCM dự kiến đến năm 2025 xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, hiện thực hóa mục tiêu tổ chức lại đời sống của người lao động. Tuy nhiên, đây liệu có phải là mục tiêu dễ dàng khi thực tế là nhiều năm qua, dù đã triển khai xây dựng phát triển nhà ở xã hội nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, mà theo các chuyên gia và doanh nghiệp, mấu chốt nằm ở vấn đề thiếu quỹ đất.
Cụ thể, hiện chưa có sự thống nhất về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp giữa Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020 và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Triển vọng thị trường bất động sản nhìn tư xu hướng dòng tiền
Năm 2021 dần khép lại, những “tổn thương” mà ngành địa ốc phải chịu cùng diễn biến dịch bệnh Covid-19 dường như vẫn chưa rõ hồi kết, khiến không ít nhà đầu tư và doanh nghiệp trong lĩnh vực này lo lắng về dòng tiền cho thời gian tới.
Đặc biệt, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tín dụng đổ vào bất động sản, nhiều doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt này chẳng khác nào cắt đi “nguồn oxy” ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Vì vậy, rất nhiều câu hỏi được đặt ra về xu hướng dòng tiền đổ vào bất động sản năm 2022 cũng như những giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản cải thiện vốn.
Xem thông tin chi tiết tại đây