Bất động sản 24h: Thị trường bất động sản dần phục hồi sau đại dịch
Thị trường bất động sản dần phục hồi sau đại dịch
Thị trường bất động sản Quý II/2021 vẫn cơ bản ổn định, nhiều hoạt động kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản thiếu tính pháp lý, gây nhiễu loại thị trường đã được kịp thời chấn chỉnh.
Dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng và kế hoạch giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều tỉnh thành cả nước tạo tâm lý lo ngại thị trường bất động sản sẽ trầm lắng trong Quý II/2021. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí, một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt. Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất tích cực bám thị trường, đẩy thanh khoản ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thông qua nhiều hình thức như giới thiệu và bán hàng trực tuyến.
Mới đây, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 55/63 tỉnh/thành phố và các cơ quan liên quan, Bộ Xây dựng đã tổng hợp tình hình thị trường bất động sản Quý II năm 2021 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thực hiện công bố thông tin theo quy định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Xây dựng khảo sát việc triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến tại Hà Nội
Ngày 3/8, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm Tổ trưởng đã có buổi khảo sát thực tế tại một số khu vực đang xây dựng bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, để việc xây dựng bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung tại TP. Hà Nội được nhanh chóng, đạt hiệu quả trong việc phân loại và điều trị bệnh nhân, Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm Tổ trưởng đã có buổi khảo sát thực tế tại bệnh viện dã chiến (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) và Khu tái định cư Đền Lừ III (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai).
Khảo sát tại Khu tái định cư Đền Lừ III, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết: Hiện nay tại Hà Nội, các F0 chủ yếu được đưa về các bệnh viện sẵn có, tuy nhiên thời gian tới số ca lây nhiễm có thể tăng nhanh. Vì vậy, Hà Nội cần lên phương án đưa các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ra các khu vực bệnh viện dã chiến để các bệnh viện hiện tại điều trị cho bệnh nhân thông thường. Hà Nội cần lên kế hoạch, dự kiến số lượng ca F0 và dự kiến số lượng bệnh viện dã chiến sẽ được thiết lập.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Một văn bản pháp luật có hai cách hiểu khác nhau: Quá khó cho các địa phương
Tại hội thảo trực tuyến về tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện thông tư số 06 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI Việt Nam) phối hợp với Cục Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào sáng 3/8, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện trên tinh thần xây dựng, đồng thời đề xuất sửa đổi Thông tư 06 cho phù hợp với thực tiễn.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam thẳng thắn chỉ rõ những bất cập trong việc áp dụng Phụ lục V, Thông tư 06 trong việc tính giá trị m3: “Tôi lấy ví dụ, một dự án đấu thầu 20ha đất, khi tính theo Nghị định 25 thì giá trị m3 phải nộp là 200 triệu đồng. Nhưng khi áp dụng cách tính theo phụ lục V, thông tư 06 thì giá trị m3 phải nộp là hơn 100 tỷ đồng. Có thể thấy việc đưa ra hai phương án tính toán giá trị m3 chẳng khác nào đánh đố địa phương.
Ở Thanh Hóa hiện nay, một số dự án chưa triển khai được vì “vướng” quy định trong việc xác định giá trị m3. Bởi lẽ, nếu thực hiện theo cách tính cũ (Nghị định 25) thì sẽ giải thích như thế nào với kiểm toán Nhà nước khi họ thực hiện kiểm tra? Còn nếu tính theo Phụ lục V, Thông tư 06 thì giá trị m3 quá cao, doanh nghiệp không thể nào làm được và không phù hợp với thị trường. Thiết nghĩ, cơ quan quản lý, nhà làm luật nên nhìn thấy những bất cập này để điều chỉnh cho phù hợp”, ông Đệ nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Reatimes tròn 5 tuổi: Như một “truyền thuyết“
Cũng như Thánh Gióng ăn cơm với cà, sử dụng tre ngà làm vũ khí kháng địch, Reatimes là cơ quan của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nên tính trung thành, chuyên nghiệp giống như mỏ neo níu giữ những nhà báo tâm hồn bay bổng.
Vẫn biết mọi so sánh đều khập khiễng, song, mỗi khi nhắc đến Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) tôi lại thường liên tưởng đến truyền thuyết Phù đổng Thiên Vương. Sức mạnh chống giặc ngoại xâm của cả một dân tộc hội tụ và thể hiện trong hình tượng một cậu bé mới lên 3 tuổi – vị Thánh Gióng – phần nào tương tự như sức mạnh của một tờ báo điện tử chuyên về bất động sản hội tụ lại và thể hiện trong Reatimes vừa tròn 5 tuổi.
Ở Reatimes hội tụ cả tính chuyên nghiệp, sức trẻ, sự năng động, sáng tạo và sức hấp dẫn khó cưỡng từ những bài viết, bức ảnh tưởng chừng như khô khan về bất động sản, về những quy định, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng liên quan đến bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
3 xung lực tăng trưởng của thị trường bất động sản Hà Nội cuối năm 2021
Mặc dù đang có những diễn biến phức tạp của đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, thị trường bất động sản Hà Nội vẫn xuất hiện những xung lực mới, tác động tới đà tăng trưởng vào giai đoạn cuối năm 2021.
Giới quan sát thị trường cho biết đang có những chủ đầu tư tìm cơ hội phát triển để bắt nhịp tăng trưởng trong 5 năm, thậm chí là 10 năm tới của thị trường bất động sản.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu của Savills Hà Nội, nhận định thị trường bất động sản Hà Nội đang có các điểm nóng đầu tư ở vùng ven với cơ sở hạ tầng phát triển, một số dự án lớn của các chủ đầu tư uy tín.
Bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ. Đây là phản ứng trực tiếp đối với sự bùng phát của Covid-19, tạo ra xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao cũng như tính thuận tiện của xu thế làm việc ở nhà mang lại.
Xem thông tin chi tiết tại đây