Toàn cảnh dự án đường Tôn Thất Tùng kéo dài đang được Hà Nội rà soát
Toàn cảnh dự án đường Tôn Thất Tùng kéo dài đang được Hà Nội rà soát
UBND TP giao UBND quận Thanh Xuân rà soát hiện trạng, quy mô quy hoạch, thẩm quyền đầu tư với dự án đường Vương Thừa Vũ kéo dài, đề xuất phương án đầu tư phù hợp
Theo tìm hiểu, đường Vương Thừa Vũ kéo dài thuộc quy hoạch phân khu đô thị H2-3, phê duyệt ngày 3/12/2015, với chiều dài khoảng 2 km. Đoạn từ cuối đường Vương Thừa Vũ hiện tại đến Vành đai 2,5 rộng từ 13,5 – 17,5 m; đoạn từ Vành đai 2,5 đến vành đai 3 rộng khoảng 30m.
Nguồn tin từ tờ Nhân dân cho biết, dự án nối đường Vương Thường Vũ với Vành đai 3 (đường Vương Thừa Vũ kéo dài) được phê duyệt năm 2002.
Cụ thể, dự án đường Vương Thừa Vũ kéo dài đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 2932/QĐ-UB, ngày 3/5/2002.
Tháng 8/2002, TP cũng có quyết định thu hồi đất (69.631 m2) tại các phương nơi tuyến đường đi qua như Khương Mai, Khương Đình, Khương Trung, Hạ Đình và giao cho Ban QLDA quận Thanh Xuân thực hiện dự án. Dự án đường này đã được cắm và bàn giao mốc giới.
Năm 2014, cử tri đã đề nghị TP sớm thực hiện dự án đường Vương Thừa Vũ kéo dài. TP trả lời giao các sở ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.
Năm 2015, lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết đã xây dựng danh mục các công trình trọng điểm trên địa bàn, đề nghị TP xem xét, chấp thuận thực hiện trong giai đoạn 2015-2020, trong đó có cầu bắc qua sông Tô Lịch trên tuyến đường Vương Thừa Vũ kéo dài; hiện cầu này đã xây dựng xong (cầu đối diện ngõ 460 Kim Giang).
Năm 2015, một đoạn của tuyến đường Vương Thừa Vũ kéo dài trùng với ngõ 460 Kim Giang cũng được xây dựng. Đây là đoạn tuyến nối từ đường Kim Giang vào dự án chung cư Five Star (khởi công năm 2015).
Video Toàn cảnh dự án đường Tôn Thất Tùng kéo dài đang được Hà Nội rà soát.
Ngày 29/11/2019, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, dự án đường Vương Thừa Vũ kéo dài ban đầu được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư (PPP).
Tuy nhiên, sau đó do có vướng mắc về thủ tục, cơ chế của hình thức đầu tư này nên thành phố buộc phải dừng lại, chuyển hướng sang hình thức đầu tư khác.
Trong bối cảnh nguồn ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, nên các dự án này bị chậm trễ.
“Hiện nay, thành phố đang khắc phục bằng cách xác định mức độ ưu tiên để đầu tư từ nguồn ngân sách, kết hợp với kêu gọi các nguồn đầu tư xã hội hóa”, Bí thư Thành ủy Hà Nội trả lời cử tri vào ngày 29/11/2019.
Mới đây nhất, tháng 11/2021, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản trả lời cử tri quận Thanh Xuân trước kỳ họp thứ 2 – Khóa XVI HĐND TP Hà Nội về dự án đường này.
Cụ thể, TP cho biết hiện đã ban hành Quyết định số 14/202l/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 về quy đinh phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.
Theo đó, với dự án đường Vương Thừa Vũ kéo dài, UBND TP giao UBND quận Thanh Xuân rà soát hiện trạng, quy mô quy hoạch, thẩm quyền đầu tư đề xuất phương án đầu tư phù hợp với quyết định nêu trên, báo cáo UBND TP xem xét quyết định để đáp ứng nội dung kiến nghị của cử tri.
Một số hình ảnh các khu vực dân cư nơi đường Vương Thừa Vũ kéo dài đi qua:
Hạ Vũ/Việt Nam Mới
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị