Tư duy kinh doanh từ chuyển đổi số lên sàn thương mại điện tử
Xu hướng tất yếu trong “bình thường mới”
Có một điều chắc chắn, rằng tất cả doanh nghiệp, lớn hay vừa và nhỏ thì đều phải chấp nhận chuyển đổi số để tồn tại trong thập kỷ này. Hậu Covid – 19, môi trường kinh doanh truyền thống đã bị giáng một đòn chí tử, khi sự cố gắng để quay lại thị trường chỉ như muối bỏ biển.
Nhu cầu và hành vi của khách hàng đã thay đổi nhanh chóng, mua tận nơi bán tận cửa đã là mối nguy tiềm ẩn dịch bệnh. Từ mô hình mua hàng offline, giao dịch trực tiếp, người tiêu dùng dần chuộng hình thức trực tuyến qua thương mại điện tử, website, mạng xã hội nhiều hơn.
Áp dụng mô hình này, các nhà lãnh đạo buộc phải thay đổi tư duy, tạo nguồn dữ liệu khách hàng, tương tác và chính sách hậu mãi phù hợp với khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề mới đặt ra, đó là không phải cứ dùng cách của doanh nghiệp lớn thì chắc chắn sẽ thành công, mà phải dựa vào nguồn lực của chính doanh nghiệp.
Đó là bước đi riêng biệt khi CEO Nguyễn Đăng Tùng tiếp cận với chuyển đổi số, khi đưa các dự án tâm huyết của anh lên sàn thương mại điện tử, sử dụng số hóa để chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống trở thành kinh doanh online.
Bất chấp sự tác động mạnh mẽ từ đại dịch, bước đi mang tính quyết định này đã giúp vị CEO trẻ tuổi thành công với các chuỗi bán lẻ mang thương hiệu Giày da Tino, HPIO Cosmetics, Tinowear, website dạy học trực tuyến Luyenhoc.vn. Ổn định và phát triển doanh nghiệp ngay cả trong cơn khủng hoảng mang tên Covid-19, với nguồn doanh thu luôn ổn định, anh đã chứng minh hướng đi mới của mình là đúng đắn.
Trước khi chịu tác động của Covid-19, các chuỗi thương hiệu của anh đã có chỗ đứng trong thị trường với nguồn khách hàng tưởng như bất biến. Trong đó, thương hiệu Giày da Tino đã được Viện sở hữu Trí tuệ chứng nhận đạt top 100 Thương hiệu nổi tiếng 2016. Thế nhưng khi tất cả nền kinh tế thế giới đều điêu đứng chỉ vì một đợt dịch bệnh, thì chuyển đổi số hóa không còn là chuyện tương lai, mà là việc làm cấp thiết để cứu doanh nghiệp.
Khi chuyển đổi số truyền thống bước lên các sàn thương mại điện tử
Khi nhắc đến chuyển đổi số, người ta sẽ nghĩ ngay đến mô hình kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là thông qua mạng xã hội phổ biến là Facebook. Tuy nhiên những lỗ hổng của mạng xã hội này trong những năm gần đây đã khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại về việc ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi và chính sách chăm sóc khách hàng.
Mặc dù đã triển khai kinh doanh trực tuyến từ năm 2015 với thương hiệu thời trang và dạy học online, nhưng Nguyễn Đăng Tùng dần nhận ra đây không còn là mục tiêu trọng tâm của kinh doanh số hóa nữa. Anh thấy rằng việc chuyển đổi số hóa không thể chỉ dựa vào mạng xã hội hay website, mà đây chỉ là công cụ phụ trợ cho loại hình kinh doanh ổn định và tiềm năng hơn, đó là các sàn TMĐT như Tiki, Lazada, Shopee.
Điểm mạnh của kinh doanh trực tuyến trên các sàn TMĐT đã được cả thế giới công nhận, với sự trỗi dậy mạnh mẽ đầu tiên của Amazon, sau đó là hàng loạt các trang thương mại điện tử khác ra đời có tính liên kết toàn cầu như Shopee, Lazada,… đã từng bước đưa các doanh nghiệp đạt được nhiều thành tựu hơn so với kinh doanh truyền thống, thậm chí là bán hàng online qua mạng xã hội.
Hơn hết, tác động từ đại dịch Covid – 19 đã đưa xu thế kinh doanh TMĐT trở nên phổ biến hơn. Đó cũng là lý do CEO Nguyễn Đăng Tùng quyết định thay đổi mô hình kinh doanh, đưa hai dòng sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp là mỹ phẩm thiên nhiên HPIO và thời trang Tinowear lên nền tảng TMĐT. Chỉ sau 2 tuần, tổng doanh thu của cả hai dòng sản phẩm chủ đạo đã vượt mốc 1,5 tỷ. Đây chính là trái ngọt anh gặt hái được nhờ tư duy thay đổi mạnh mẽ này.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, hiện tại anh đang tập trung hoàn thiện và phát triển bộ công cụ Tinosale.vn. Đây là nền tảng đào tạo nhà kinh doanh chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp và cá nhân với những ưu thế như: không phải ôm hàng tồn kho, được đào tạo và vận hành kinh doanh sàn trực tiếp với chiết khấu cao hơn.
Trước câu hỏi liệu anh có sợ mô hình kinh doanh của mình sẽ bị bão hòa trước tầng tầng lớp lớp các doanh nghiệp khác, khi chuyển đổi số đang là bước đi của toàn cầu hay không, thì gần như đây là câu hỏi dư thừa với vị CEO trẻ tuổi. Bởi khó khăn của đại dịch, của chuyển đổi số thuở sơ khai đã được anh tiếp nhận biến thành cơ hội, thì sự bão hòa sẽ chỉ như một chướng ngại để anh hoàn thiện doanh nghiệp từng ngày.
“Mấy ai có được một lần tuổi trẻ để dám thử, dám thất bại, để rồi trưởng thành từ những kinh nghiệm và cống hiến cho xã hội”, CEO Nguyễn Đăng Tùng chia sẻ. Sắp tới đây, khóa học về bán hàng online sẽ là dịp để anh đưa những kinh nghiệm đến với mọi người, giúp đỡ những cá nhân, doanh nghiệp đang bỡ ngỡ với chuyển đổi số biết mình cần phải làm gì, thực hiện nó như thế nào, để đưa mô hình kinh doanh phát triển. Khóa học sẽ có sự đồng hành của anh Tony Hào, người đã có kinh nghiệm 4 năm thực chiến sàn TMĐT Shopee, Lazada, đã đào tạo cho 4000 seller bán hàng đa ngành nghề mỹ phẩm, gia dụng, thời trang…
“Không có cách nào là tốt hơn hay tốt nhất, bởi nó phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và mức độ phù hợp với từng mô hình kinh doanh. Hãy học hỏi về chuyển đổi số trước khi thực hiện bất cứ sự chuyển đổi nào, bởi đây không phải là phép thử mà là bước đi quyết định sự thành bại của doanh nghiệp”.
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu