Người khuyết tật là ‘đối tác quan trọng’ chứ không phải người thụ hưởng

Người khuyết tật ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung luôn nhận được nhiều giúp đỡ, bảo vệ về quyền lợi từ các cấp chính quyền và tổ chức. Điều này là những tín hiệu tốt, tạo động lực để những người khuyết tật tự tin hoà nhập với cộng đồng, cùng tạo nên giá trị to lơn.

Theo Tổng thư  ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres- ông Patrick Haverman, người khuyết tật  là một trong những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19. Do đó, ông kêu gọi cộng đồng đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cũng như rủi ro mà người khuyết tật phải đối mặt trong đại dịch.

Nhân dịp kỉ niệm Ngày quốc tế Người khuyết tật, UNDP cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ người khuyết tật giải quyết thách thức đa chiều do ảnh hưởng của COVID-19, và công nhận người khuyết tật là “đối tác quan trọng” chứ không phải “đối tượng thụ hưởng chính sách”.  Đồng thời, UNDP cũng kiến nghị Chính phủ Việt Nam  lồng ghép nhu cầu người khuyết tật vào chính sách phát triển chung để hướng tới mục tiêu “không có ai bị bỏ lại phía sau”.

Ông Patrick Haverman phát biểu tại buổi kỉ niệm Ngày quốc tế người khuyết tật (Ảnh: Tuổi trẻ)

Việt Nam là nước có tỷ lệ người khuyết tật cao so với tổng dân số, chính vì thế nhà nước và các ban ngành, tổ chức luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến nhóm người này. Hằng năm, có hàng triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách nhà nước; hàng trăm ngàn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, hỗ trợ phương tiện trợ giúp (xe lăn, xe đẩy…). Trẻ em khuyết tật được đi học, học nghề và có việc làm tăng nhanh. 

Bên cạnh đó nhiều tổ chức, hợp tác xã được xây dựng tạo việc làm, giúp người khuyết tật tạo thu nhập cho bản thân. Như Hợp tác xã Sức sống xanh của chị  Lương Thị Minh Nguyệt, Chủ tịch Hội Người khuyết tật xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) đã trở thành “mái nhà chung”, kết nối người khuyết tật.

Những mô hình hợp tác xã đã tạo công ăn việc làm, gắn kết với người khuyết tật (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân điện tử)

Với mô hình vườn- ao- chuồng trồng đầy đủ  các loại rau, cây ăn quả… chị Nguyệt đã phân công công việc phù hợp với từng nhân viên. Không chỉ lo chu đáo về nơi ăn chốn ở, Hợp tác xã còn dạy nghề, hướng nghiệp, giúp người khuyết tật không ngừng vươn lên. Điều này góp phần lan tỏa lối sống tốt đẹp trong cộng đồng.

Không riêng các hợp tác xã, những tấm gương và nghị lực của người khuyết tật cũng truyền cảm hứng mãnh liệt cho mọi người cùng cảnh. Họ có thể là cái tên vô danh hay đã nhiều lần được xướng danh, hàng ngày vẫn đã và đang tô điểm thêm cho đời sống của mình và cộng đồng..
 

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích