Tác động của biến đổi khí hậu

Tác động của biến đổi khí hậu

MTĐT –  Thứ tư, 01/12/2021 09:53 (GMT+7)

Ngày 29/11, do mưa lớn liên tục kéo dài khiến nước lũ trên các sông An Lão, sông Kim Sơn, sông Hà Thanh, sông Kôn ở tỉnh Bình Định dâng cao, gây ngập lụt tại nhiều khu vực hạ lưu thuộc các huyện Hoài Ân, Tuy Phước, Phù Cát và TX. Hoài Nhơn.

tm-img-alt
Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại cho mùa màng do nắng nóng và hạn hán gia tăng. Ảnh Hồ Anh Tiến

1. Mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở nhiều nơi

Ngày 29/11, do mưa lớn liên tục kéo dài khiến nước lũ trên các sông An Lão, sông Kim Sơn, sông Hà Thanh, sông Kôn ở tỉnh Bình Định dâng cao, gây ngập lụt tại nhiều khu vực hạ lưu thuộc các huyện Hoài Ân, Tuy Phước, Phù Cát và TX. Hoài Nhơn. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở H.Tuy Phước, Phù Cát bị chia cắt khiến giao thông đi lại khó khăn, nguy hiểm. Sáng 29/11, hơn 19.000 học sinh các cấp ở Bình Định đã không thể đến trường do mưa lũ.

Chiều 29/11, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết trên địa bàn đã có 1 người chết do mưa lũ. Cụ thể, 15 giờ ngày 29/11/2021, bà Đinh Thị Đát (65 tuổi, ở thôn 3 xã An Dũng, H.An Lão, Bình Định) đi làm rẫy qua vùng nước chảy xiết bị cuốn trôi, hiện đã tìm thấy thi thể.

Ngày 29/11/2021, nước lũ trên sông Kim Sơn tràn về nhanh, H.Hoài Ân (Bình Định) có gần 800 ngôi nhà bị ngập nước, chủ yếu tại các xã Ân Hảo Tây (255 nhà), Ân Hảo Đông (515 nhà)… Tại H.Phù Cát có 60 nhà ngập nước, H.Tuy Phước có 172 nhà ngập nước, huyện miển núi An Lão có 215 nhà ngập nước… Tại huyện miền núi An Lão, các tuyến đường độc đạo đi xã An Quang và đường đi xã An Vĩnh bị ngập, chính quyển dùng rào chắn không cho người dân qua lại. Đặc biệt, đường đi xã An Toàn có 3 điểm sạt lở…

Nhiều tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã trên địa bàn tỉnh Bình Định ngập sâu.

Tại Qụảng Ngãi, những ngày qua triểu cường đã gây sóng lớn đập vào bờ biển phía đông thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An (TP.Qụảng Ngãi), gây sạt lở nghiêm trọng dài hàng trăm mét dọc bờ biển, uy hiếp hàng trăm người dân sống trong vùng.

Theo ông Đỗ Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, sóng biển còn khoét sâu làm bờ cát dọc biển bị sụp xuống, sâu vài mét và cuốn đi hàng nghìn khối đất, đá ra biển. Để khắc phục sạt lở do triều cường gây ra, chính quyền đã tổ chức cho bà con nhân dân dùng bao cát đắp đê tạm ngăn sóng. Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) cũng đã điều động 20 Cán bộ, chiến sĩ giúp người dân đóng cọc chằng chống, dùng bao cát đắp đê tạm dọc bờ biển, hạn chế triều cường xâm thực.

Tại Kon Turn, mưa lớn kéo dài những ngày qua đã gây ra sạt lở trên nhiều tuyến đường. Cụ thể, tại Km số 1409+40 trên tuyến QL14, đoạn qua đèo Lò Xo (H.Đăk Glei, Kon Tum), phần đất đá ở taluy dương đổ ập xuống gây vùi lấp mặt đường.

2. Fansipan xó sương muối, Bắc bộ rét đậm, rét hại

Ngày 29/11/2021, ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng tỉnh Lào Cai, cho biết sáng sớm cùng ngày, đỉnh núi Fansipan (TX.Sa Pa, Lào Cai) lần đầu tiên ghi nhận xảy ra hiện tượng sương muối trong mùa đông năm nay. Trong khi đó, tại TX. Sa Pa, nhiệt độ lúc 7 giờ ngày 29/11/2021 giảm xuống 8,2 độ C, trời rét hại. Dự báo trong ngày 3 – 4/12/2021, Lào Cai chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, nhiều khả năng sương muối sẽ xuất hiện trở lại ở những vùng núi cao trên 2.700 m trở lên so với mực nước biển.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo về đợt không khí lạnh cường độ mạnh bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ từ sáng sớm nay (30/11/2021). Thời tiết các tỉnh Bẳc bộ trong 5 – 7 ngày tới duy trì trạng thái đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù. Từ ngày 1/12/2021, nền nhiệt độ các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ sẽ giảm mạnh, phổ biến 11 -14 độ C, vùng núi từ 7 -10 độ C.

Không khí lạnh cũng sẽ gây thời tiết xấu trên nhiều vùng biển từ ngày 30/11/2021. Trên vịnh Bắc bộ, gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng biển cao 2 – 3 m. Khu vực bắc Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa, gió đông bắc mạnh cấp 6 – cấp 7, giật cấp 8 – cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3-5 m.

3. Sạt lở núi đe doạ người dân

Vệt nứt sạt lở đất tại sườn núi Chim, kéo dài hàng trăm mét, theo hình vòng cung đang đe dọa cuộc sống, sự an toàn của nhiều hộ dân ở tổ dân phố Đàn Bộ (TT.Trà My, H.Bắc Trà My, Quảng Nam).

Cứ mưa là… chạy

Những năm gần đây, khu vực núi Chim, phía tây TT.Trà My thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở đất, gây thiệt hại tài sản và cả tính mạng của người dân. Điều đáng nói, mới đây ngày 17/11/2021 một vụ sạt lở núi đã vùi lấp hoàn toàn một căn nhà, khiến 1 người bị thương. 

Theo quan sát từ trên cao, một vệt nứt đất tại sườn núi Chim kéo dài hàng trăm mét theo hình vòng cung, ôm trọn 4 hộ dân có nhà ở dưới chân núi, đồng thời uy hiếp thêm 9 hộ dân lân cận. Trong đợt mưa lớn liên tục mới đây, vệt nứt này càng rộng ra do nước mưa chảy ngấm sâu xuống khe nứt. Ngoài ra đất đá cũng đã tràn xuống sát một số nhà dân.

Căn nhà của gia đình bà Trần Thị Cảnh bị vây bọc bởi vết nứt tại sườn núi Chim nên có nguy cơ đổ sập nếu sạt lở núi tiếp tục xảy ra. “Nhà tôi ảnh hưởng trực tiếp vì nằm dưới chân núi. Thời gian qua, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, tối 17/11/2021 đã xảy ra vụ sạt lở đất làm sập tường phía sau và đất đá tràn vào nhà 4 hộ dân. Rất may trước khi sạt lở xảy ra các hộ dân chúng tôi đã di dời tài sản nên không bị thiệt hại. Sống trong cảnh này chúng tôi lo lắm. Bây giờ, cứ mưa xuống là chạy. Mong nhà nước sớm có chủ trương bố trí tái định cư để di dời các hộ dân nơi đây đến nơi an toàn”, bà Cảnh nói.

Ông Huỳnh Sơn Lâm (ở tổ dân phố Đàn Bộ) cho hay tình trạng sạt lở đã kéo dài nhiều năm nay. Đáng chú ý, tại khu vực núi Chim này, hồi đầu tháng 11/2017 đã xảy ra một vụ sạt núi kinh hoàng trong đêm tại tổ Đàn Bộ khiến 4 người thiệt mạng. “Với tình trạng mưa lớn liên tục thế này thì nguy cơ sạt lở là không thể tránh khỏi, bởi núi Chim đã xuất hiện một vệt nứt dài. Nêu không có hướng khắc phục thì sắp tới chúng tôi sợ không còn nhà mà ở. Cứ mỗi mùa mưa, dân chỉ biết cúi đầu lạy núi xin đừng có sạt lở nữa”, ông Lâm buồn bã nói.

Sẽ bố trí tái định cư

Ông Trịnh Ngọc Duy, Phó chủ tịch UBND TT.Trà My, cho biết khi phát hiện vệt nứt kéo dài tại sườn núi Chim, để tránh xảy ra thảm họa, chiều 17/11 các lực lượng địa phương buộc phải vận động và hỗ trợ di dời khẩn cấp 13 hộ dân trong khu vực với 38 nhân khẩu, nên khi sạt lở xảy ra vào tối cùng ngày đã không gây thiệt hại về người và tài sản. “Nguyên nhân gây sạt lở đất do thiên tai là đương nhiên. Song tình trạng nứt, sạt núi tại sườn núi Chim còn có cả yếu tố tác động từ con người. Bởi khoảng một nửa chiều dài vệt nứt trên sườn núi Chim nêu trên bắt nguồn từ đường mòn tự phát, được người dân địa phương mở để xe cơ giới vận chuyển keo nguyên liệu”, ông Duy nói.

Theo ông Duy, xe chở keo chạy lâu ngày, khoét thành rãnh lớn cũng là một trong những nguyên nhân tác động dẫn đến sạt lở tại cụm dân cư này. “Cùng với việc di dời, sơ tán khẩn cấp mỗi khi có mưa lớn, về lâu dài địa phương vận động các hộ tự nguyện đăng ký di dời nhà ở đến nơi an toàn và trình UBND tỉnh Qụảng Nam có chính sách hỗ trợ để người dân sớm ổn định cuộc sống”, ông Duy nói.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Toại, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, thừa nhận sạt lở núi tại khu vực núi Chim đang là vấn để gầy lo lắng của địa phương. Về lâu dài, huyện đã có kế hoạch di dời khoảng 7 hộ dân dưới chân núi đến nơi an toàn. “Trước đây, chúng tôi cũng hỗ trợ kinh phí để người dân kè chắn ở tạm thời, nhưng khi xuất hiện vệt nứt kéo dài thì địa phương đã kiến nghị với tỉnh đưa vào kế hoạch bố trí tái định cư để di dời người dân nhằm ổn định cuộc sống về lâu dài”, ông Toại nói.

4. Con đường lầy lội  

Vì mặt đường lầy lội bùn đất, người dân phải xuống xe dắt bộ để đi qua vì trơn trượt; nhiều người còn phải gửi xe ở chỗ khác để đi qua quãng đường ngập ngụa bùn về nhà; việc ô tô bị sa lầy là chuyện thường xuyên xảy ra… Đây là tình trạng đáng buồn ở đoạn đường đang thi công qua tổ dân phố số 11, phường Phúc Lợi, thuộc dự án xây dựng đường hành lang, chỉnh trang mái đê tuyến đê hữu Đuống từ đình Hội Xá đến cầu Phù Đổng (quận Long Biên).

Công trình do UBND quận Long Biên là chủ dự án, khởi công từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành năm 2022. Trao đổi với phóng viên Báo Hà Nội mới, một số người dân khu vực cho biết, toàn bộ mặt đường thuộc dự án đi qua tố dân phố số 11, phường Phúc Lợi (quận Long Biên) được đào lên cách đây gần hai tháng nhưng không thấy thi công nên gây rất nhiều bất tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân. Bà Nguyễn Thị Thủy, một người dân tại khu vực bức xúc nói: “Hiện việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người phải gửi xe, rồi lội bùn trên quãng đường gần l km để về nhà”. Chia sẻ thêm, anh Phạm Thăng, một người dân ở đây cho biết: “Từ  khi con đường bị cầy xới, tôi phải đi làm bằng xe máy mặc dù cơ quan cách nhà hơn 20km vì ô tô không thể đi qua được con đường bùn đất trơn trượt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc, giao dịch khách hàng của tôi mà còn không tốt cho sức khỏe vì quãng đường đi lại mỗi ngày quá xa”.

Theo bà Nguyễn Thị Kim, Tổ trưởng tổ dân phố 11 phường Phúc Lợi: “vẫn biết việc thi công sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống sinh hoạt nhưng phải làm sao cho người dân có được cuộc sống bình thường nhất. Nhưng hiện nay cả khu dân cư hết tắc cống; do đất rơi vào, lại mất nước, rồi nhà cửa bẩn thỉu, bước chân ra đường là phải đi ủng. Ngày nào cũng có ít nhất vài xe ô tô bị sa lầy. Chúng tôi đề nghị chính quyền có phương án xử lỷ chứ để thế này người dân khổ quá”.

Trước tình trạng việc thi công đường ảnh hưởng tới hàng trăm hộ dân, người dân tổ dân phố số 11 đã có ý kiến đến chính quyền phường Phúc Lợi. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn “án binh bất động”.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch ƯBND phường Phúc Lợi Trần Quốc Khánh thông tin, dự án trên đang gặp trục trặc về vấn đề giải phóng mặt bằng. Cụ thể, dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng 181 hộ dân và 2 đơn vị trên địa bàn phường Phúc Lợi. Hiện 94 hộ dân đã được lên danh sách bồi thường, trong đó 63 hộ dân nhận tiền bồi thường, còn 31 hộ chưa nhận tiền. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thi công bị chậm trễ… Cũng theo Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Lợi Trần Quốc Khánh, nhận được phản ánh của người dân, UBND phường đã tiến hành họp với tổ dân phố số 11 về phương án khắc phục tạm thời. Theo đó, phường yêu cầu đơn vị thi công đổ tạm phế thải xây dựng để người dân có lối đi và đã nhận được sự đồng tình. Trên cơ sở đó, phường đã đề nghị đơn vị thi công sớm khắc phục, bảo đảm lối đi lại cho người dân; đồng thời, phường sẽ kiến nghị với UBND quận Long Biên để có chỉ đạo cần thiết.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Lợi trao đổi với phóng viên Báo Hà Nội mới đến nay đã hơn 10 ngày, tuyến đường trên vẫn là một đại công trường lầy lội và người dân vẫn phải chịu cảnh xắn quần lội bùn. Cũng phải nói rằng, việc chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng nhưng đã tiến hành thi công là một lý do quan trọng dẫn đến sự chậm trễ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như hiện nay và cần được nhanh chóng khắc phục. Đề nghị UBND phường Phúc Lợi, UBND quận Long Biên sớm kiểm tra, xem xét, có biện pháp giải quyết kịp thời để bảo đảm việc đi lại của người dân được thuận tiện, an toàn và cuộc sống sớm trở lại bình thường.

5. UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 3844/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo đánh giá khí hậu TP.HCM.

Theo báo cáo, biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động lên tất cả các ngành, lĩnh vực lĩnh tế, xã hội của TP.HCM. Đặc điểm khí hậu TP.HCM có mức độ biến thiên lớn, xu thế thay đổi rõ nét trong các thập kỷ qua và được tiếp tục dự báo sẽ trở nên bất định và khắc nghiệt hơn trong các giai đoạn tương lai gần, trung và dài hạn đến cuối thế kỷ 21.

Báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của BĐKH quyết định các vấn đế quy hoạch đô thị liên quan đến mảng xanh đô thị, diện tích mặt nước hay vấn để năng lượng và sụt lún của thành phố. Về năng lượng, do TP.HCM nhận điện từ mạng lưới điện quốc gia nên các tác động của BDKH chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải và phân phối điện.

Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất truyền dẫn điện. Ngoài ra, gió mạnh có thể gây thiệt hại đến hệ thống dẫn điện trên mặt đất vì phần lớn hệ thống dẫn điện của TP.HCM được thiết kế chỉ chịu được gió có tốc độ dưới 30 m/giây. Tình trạng ngập nước sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đường dây và các trạm biến áp, trong khi độ ẩm cao sẽ làm tăng rủi ro hư hỏng cho hệ thống hạ tầng bằng thép.

BĐKH cũng có nhiều ảnh hưởng tới chất thải rắn và chất lượng cuộc sống. Tác động tiêu cực của BĐKH đến công tác quản lý chất thải được biểu hiện qua: Sự gia tăng tốc độ phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong chất thải rắn, nước thải, bùn thải trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải; Ngập úng đô thị do sự gia tăng tần suất và cường độ các trận mưa lớn trong thời đoạn ngắn làm tăng khả năng phát tán các chất ô nhiễm từ các khu vực lưu trữ chất thải vào các nguồn tiếp nhận. Do đó để đảm bảo an toàn, công tác quản lý và các chi phí vận hành chắc chắn sẽ tăng lên, đặc biệt khi các biểu hiện của BĐKH ngày càng rõ nét.

Hệ thống thoát nước của TP.HCM hiện nay đa phần là hệ thống cống chung tiêu thoát cả nước thải sinh hoạt và nước mưa. Các trận mưa lớn trong thời đoạn ngắn sẽ gây quá tải công suất thoát nước của cống và gây ngập úng đô thị khiến nước thải sinh hoạt bị phát tán trên đường phố, đặc biệt khi xảy ra mưa lớn kết hợp triều cường. Bên cạnh đó, ngập úng đô thị có thể làm gián đoạn hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến mạng lưới đường ống truyền dẫn nước thải sinh hoạt từ các chủ nguồn thải vể nhà máy xử lý.

Về lĩnh vực y tế, dưới điều kiện BĐKH, cơ sở hạ tầng y tế sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn nếu TP.HCM không có sự chủ động chuẩn bị. Thời tiết cực đoan là nguy cơ gia tăng số lượng người mắc bệnh hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh… do chịu tác động trực tiếp của sóng nhiệt; giảm sức đề kháng cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, TP.HCM còn là nơi phải chịu sức ép quá tải lên cơ sở hạ tầng y tế do phải tiếp nhận lượng bệnh nhân từ các vùng lân cận nếu các vùng này cũng phải chịu ảnh hưởng của BĐKH.

Trong trồng trọt, BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, kỹ thuật tưới tiêu, năng suất, sản lượng của cây trồng, làm suy thoái tài nguyên đất về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn. BĐKH tác động đến hạ tầng nông thôn đe dọa đời sống, sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, BĐKH còn tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực khác ở TP.HCM.

TP.HCM giao Sở TN-MTchủ trì, là đơn vị đầu mối, nghiên cứu vận dụng báo cáo Đánh giá khí hậu TP.HCM nhằm triển khai công tác quản lý sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện,TP.Thủ Đức có trách nhiệm nghiên cứu, vận dụng và sử dụng báo cáo này để triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực và địa bàn phụ trách, quản lý./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Trọng, Phạm Anh, Đức Nhật  “Mưa lớn, gây ngập lụt, sạt lở nhiều nơi ”. TN 30/11/2021.
2. Phan hậu  “Fansipan có sương muối, Bắc bộ rét đậm”.
3. Thanh Bình  “Con đường lầy lội ”. Báo HNM 30/11/2021.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích