Bất động sản 24h: Nhà đầu tư “tay ngang“ sở hữu nhà tiền tỷ, xe sang nhờ đầu tư BĐS theo hội nhóm
Nhà đầu tư “tay ngang” sở hữu nhà tiền tỷ, xe sang nhờ đầu tư bất động sản theo hội nhóm
Với một nhà đầu tư sành sỏi kinh nghiệm, bỏ vốn chung cùng hội nhóm luôn là một cách thức kinh doanh quen thuộc. Còn những nhà đầu tư mới “chân ướt, chân ráo” bước vào nghề, họ cũng lựa chọn đầu tư theo hội nhóm như một con đường an toàn và dễ có lời.
Đông Vũ, một nhà đầu tư tay ngang bất động sản, 28 tuổi, đến từ Hà Nội hiện sở hữu căn chung cư 4 tỷ đồng, 2 chiếc xe Mercedes cùng một số tài sản bất động sản khác. Nhà đầu tư này tiết lộ, khoản tiền sinh lời lớn từ thời điểm bén duyên vào lĩnh vực địa ốc đến hiện tại là nhờ những thương vụ góp vốn chung cùng bạn bè.
Đông Vũ xác định, với sinh viên mới ra trường, tiền vốn mỏng thì khả năng đầu tư mảnh đất lớn, vị trí đẹp là điều không dễ dàng. Trong khi đó, tỷ suất sinh lời cao luôn nằm trong hạng mục danh sách những quỹ đất có tầm tiền khoảng 1 tỷ đồng, vị trí đẹp.
Thay vì sử dụng toàn bộ bằng đòn bẩy tài chính hoặc vay vốn từ người thân, đặt cược toàn bộ tài sản vào 1-2 sản phẩm bất động sản, nhà đầu tư “tay ngang” này lựa chọn hùn vốn chung cùng bạn bè. Một số mảnh đất, Đông Vũ chỉ góp vốn 300 triệu đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sớm bàn giao mặt bằng sạch để làm các dự án sân golf ở Tây Nguyên
Với điều kiện địa hình, khí hậu mát mẻ, trong lành, UBND tỉnh Gia Lai và Kon Tum đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng “sạch” cho nhà đầu tư triển khai làm dự án sân golf.
Dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng chính quyền hai tỉnh Tây Nguyên vẫn ưu tiên cho 2 dự án sân golf ở huyện Đăk Đoa (Gia Lai) và Kon Plông (Kon Tum).
Trước đó, Tập đoàn FLC tiến hành khảo sát và xúc tiến đầu tư một loạt các dự án lớn với nguồn vốn đầu tư dự kiến hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể như Dự án Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tại phường Thống Nhất, TP. Kon Tum; Dự án Tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí và đô thị Măng Đen, huyện Kon Plông…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khan hiếm nhân sự cao cấp ngành bất động sản là thực tế lâu nay, chưa có hồi kết
Môi giới bất động sản thực tế là ngành có sức hút vô cùng lớn trong xã hội chúng ta. Hình ảnh bề ngoài hết sức hào hoáng và bóng bẩy nhưng không thể giấu được sức ép cạnh tranh hiện nay trong ngành này.
Với những tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản từ một vai trò tích cực và cần thiết cho thị trường thì nay đã bị biến tướng, trở thành công việc mang nhiều “tai tiếng”. Để hiểu rõ hơn về thực trạng của nghề môi giới bất động sản hiện nay và nguyên nhân của sự khan hiếm những nhân sự cấp cao của ngành này, Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đà Nẵng: Sản xuất gặp khó do dịch bệnh xuất hiện trong khu công nghiệp
Trong tháng 7/2021, sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã từng bước được phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại khi các ca bệnh dương tính xuất hiện tại một số khu công nghiệp.
Theo Cục thống kê TP. Đà Nẵng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2021 trên địa bàn ước giảm 4,9% so với tháng trước và tăng 3,2% so với tháng cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng mặc dù so với tháng trước giảm 6,4% nhưng so với cùng kỳ đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng (+38,4%), giá trị phần lớn được tạo ra từ sản phẩm đá xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng, giảm tương ứng (-5,6%) và (+3,9%); công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng (+3,0%) và giảm (-5,5%); hoạt động cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tiếp tục giảm (-2,9%) và (-4,5% do lượng lớn doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực khách sạn, nhà hàng phải ngừng hoạt động vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đất nền, nhà phố khó bán
Liên tục 2 tuần qua, ông Trương Thanh Hoàng, nhà ở TP .Thủ Đức (TP.HCM) đứng ngồi không yên vì hoạt động kinh doanh của công ty đang bị đình trệ do dịch Covid-19 kéo dài.
Vì cần vốn để xoay xở, ông Hoàng phải kêu bán mảnh đất gần 100m2 tại phường Phước Long B, TP. Thủ Đức mà ông mua hồi đầu tháng 4 với giá 7,2 tỷ đồng. Đây là mảnh đất ông Hoàng mua để đầu tư “lướt sóng” vì thời điểm đó thị trường nhà đất có dấu hiệu ấm lên và giao dịch khá tốt.
“Tôi có quen công ty bất động sản khu vực này nên định mua xong sẽ ký gửi bán lại với giá tầm 7,3 – 7,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi vừa sang tên xong thì đợt dịch thứ 4 bùng phát nên tôi không nghĩ tới chuyện rao bán nữa. Mãi tới gần đây, hoạt động công ty tôi bị đình trệ vì đại dịch kéo dài, không còn tiền xoay xở nên tôi quyết định rao bán mảnh đất nhưng mấy tuần rồi mà chưa tìm được người mua. Nếu dịch bệnh còn kéo dài chắc tôi phải giảm giá sâu mới mong bán được” – ông Hoàng buồn rầu nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây