Giới đầu tư địa ốc đang tìm kiếm gì dịp cuối năm?
Còn vài tháng là hết năm 2021. Đây cũng là năm mà thị trường BĐS chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, thị trường BĐS vẫn còn “cửa sáng” khi nhu cầu với BĐS vẫn còn khá nhiều.
So với cùng kì cuối năm ngoái, thị trường BĐS thời điểm này có phần “hạ nhiệt”, tuy đây lại là thời điểm được xem là “hồi sinh” của thị trường BĐS sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Các hoạt động đã bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường. Người mua ở thực, nhà đầu tư đã bắt đầu “bắt nhịp” với thị trường khi năng đi xem nhà/đất hơn. Theo các chuyên gia trong nhành, đay được xem là tín hiệu tích cực để làm lực đỡ cho thị trường BĐS năm sau.
Theo ghi nhận, bên cạnh động thái rục rịch của các doanh nghiệp địa ốc đang tái khởi động dự án, tung chiêu thu hút khách hàng, thì giới đầu tư BĐS cũng đã nhìn nhận thị trường lạc quan hơn vào dịp cuối năm.
Bất chấp những khó khăn của dịch bệnh, bất động sản vẫn tăng giá và giữ vị thế là kênh đầu tư vàng. Nhìn lại các chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản, giá đất có xu hướng tăng giảm đan xen trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn luôn tăng mạnh theo thời gian.
Các chuyên gia nhận định, giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong dịp cuối năm bởi các nguyên nhân: Khung giá đất ở rất nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng từ 10% đến 15%; vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng; thủ tục phê duyệt dự án siết chặt, kéo dài, dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, từ tháng 10/2021 nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vaccine cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm Covid-19 tạo ra nhiều vùng xanh an toàn. Đồng thời, kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Là tiền đề để bất động sản tái khởi động và xác lập lại thị trường.
Cuối năm 2021 cũng sẽ xuất hiện xu hướng nhà đầu tư cá mập “găm hàng”, do thị trường đang nhận được trợ lực bởi nhiều dòng vốn mạnh.
Cũng theo đơn vị này, dự báo quý cuối năm, nhà đầu tư F0 sẽ “xông pha” thị trường BĐS, làm lực cầu đầu tư trên thị trường tăng mạnh, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ các năm 2018, 2019.
Sức khoẻ của thị trường BĐS sẽ dần phục hồi trong quý cuối năm. Cụ thể, doanh nghiệp phát triển bất động sản và các nhà thầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid 19 có thể hồi phục sức khỏe trở lại trạng thái bình thường khoảng 50%. Khách hàng có nhu cầu mua nhà, phục hồi và phát sinh nhu cầu không cao trong quý cuối năm.
Nhìn chung, sau 3 tháng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thị trường bất động sản tạm thời “đóng băng”. Trong quý III, khi cuộc sống bước vào trạng thái “bình thường mới”, thị trường bất động sản cũng bắt đầu rục rịch trở lại và sẽ sôi động hơn khi bước vào quý IV. Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giá bất động sản trong 3 tháng qua vẫn không có dấu hiệu giảm nhu cầu vẫn cao, thiếu vắng nguồn cung mới.
Động thái của giới đầu tư cũng khá rõ ràng ở thời điểm này. Một số giao dịch đã phát sinh ngay sau khi nới giãn cách xã hội. Đây là những NĐT có dòng vốn sẵn, gom hàng để đợi cơ hội vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau. Vào thị trường thời điểm này mặt bằng giá cũng chưa tăng đột biến (vì vừa hết dịch, giá BĐS đa số giữ nguyên hoặc tăng nhẹ), cho nên là cơ hội cho NĐT có tầm nhìn xa. Chưa kể, có bộ phận nhà đầu tư vẫn đi săn hàng ngộp của NĐT trước đó để thương lượng giá. Giá thương lượng này là phần lời chênh mà họ có thể được hưởng sau đó (kèm biên lợi nhuận từ tài sản), khi thị trường ổn định mọi mặt.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, dịp cuối năm, dòng tiền của NĐT bắt đầu bắt nhịp với sức nóng của các thông tin hạ tầng. Chẳng hạn như tại khu Đông, thông tin TP.Thủ Đức vẫn chưa hết nóng và đang tạo ra sự tác động tích cực đến tâm lý của NĐT. Còn tại khu Tây khi loạt hạ tầng đang được đầu tư, mở rộng cũng khiến NĐT quan tâm quay trở lại thị trường sau thời gian “hạ nhiệt”.
Theo vị chuyên gia này, đối với các khu vực mới như những trục đô thị thuộc vùng ven, nhóm khách hàng đầu tiên luôn là các NĐT vì họ có lợi thế về nguồn tài chính sẵn có. Còn người mua để ở cuối cùng khi nào về sống các đô thị vệ tinh phụ thuộc vào tiện ích, hạ tầng đồng bộ đến đâu. Các NĐT thường đón đầu những đợt sóng đầu tiên còn việc khi nào người có nhu cầu ở thật về đây sinh sống thì chủ đầu tư sẽ trả lời vì các doanh nghiệp chính là chủ thể hoạch định dự án, thực hiện các cam kết với người mua.
Đối với tỷ suất sinh lời của các dự án tỉnh, ông Kiệt đánh giá có rất nhiều yếu tố tác động đến biên lợi nhuận như: uy tín chủ đầu tư, tiện ích có được xây dựng hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối ra sao, chất lượng sản phẩm, vị trí dự án, cảnh quan… Có thời điểm đất nền vùng ven sinh lời 100% tùy vào vị trí với điều kiện hạ tầng kết nối thông suốt nhưng mức sinh lời 8 – 10% một năm được xem là phổ biến hơn. Một số dự án có hiện tượng tỷ suất sinh lời phụ thuộc vào cam kết và bài toán tài chính của chủ đầu tư đưa ra.