Nhiều ngành nghề mới được tạo ra nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Từ năm 2016, thế giới đưa ra khái niệm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) này đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực, như: Trí tuệ nhân tạo (AI), chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học, kinh tế chia sẻ…
Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử – sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành, nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.
Các cuộc CMCN trong quá khứ đã buộc xã hội phải trải qua quá trình thích ứng lâu dài đi kèm với mất mát. Tương tự, tác động xã hội của cuộc CMCN 4.0 cũng rất sâu rộng, không chỉ dẫn đến những vấn đề kinh tế – xã hội do người dân mất việc làm, mà còn khiến tính chất công việc ở cả nông thôn và thành thị ngày càng biến động.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều ngành nghề mới
Song song với việc đào thải những ngành nghề tụt hậu, không bắt kịp xu hướng và khó đáp ứng nhu cầu của xã hội, CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI. Ngoài ra, có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho xã hội.
Bên cạnh đó, CMCN 4.0 cũng thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng như một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các Workspace, thông qua hình thức B2B và B2C.
Ngoài ra, CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử – sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.
Ví dụ như tại Đức, ước tính đến năm 2025, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm khoảng 350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu. Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực CNTT, phân tích và R&D đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao…tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới.
Không những vậy, CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI. Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp có thể làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới
Cụ thể có một số ngành nghề không đòi hỏi tất cả các ứng viên phải có kỹ năng lập trình. Cũng có rất nhiều công việc liên quan không yêu cầu bằng cấp trực tiếp về khoa học máy tính.
Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật: Công việc cụ thể là giới thiệu, giải đáp thắc mắc về phần mềm/ dịch vụ; Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng trong quá trình sử dụng; Hỗ trợ bộ phận bán hàng trong soạn thảo tài liệu kỹ thuật, brochure; Phối hợp bộ phận sản phẩm giải quyết sự cố của khách hàng và cải tiến phần mềm.
Ở các công ty công nghệ lớn, bạn chỉ đảm nhiệm một phần công việc nói trên, nhưng trong các công ty nhỏ, có thể bạn sẽ phải làm tất cả. Nhân sự ở vị trí này phải quen thuộc với phần cứng, phần mềm và cấu hình internet. Đồng thời phải lưu trữ các bước đã thực hiện trong suốt quá trình giải quyết. Bên cạnh đó là các kỹ năng giao tiếp, nắm bắt cảm xúc của khách hàng, phản hồi nhanh chóng với thái độ điềm tĩnh.
Chuyên viên truyền thông: Lên ý tưởng, sản xuất và làm nổi bật sự hiện diện của một công ty/ sản phẩm/ dịch vụ trên mạng xã hội Twitter, Facebook, Snapchat, Instagram, TikTok, LinkedIn…
Mỗi nền tảng có mục đích, quy tắc tương tác và đối tượng mục tiêu riêng và các công ty công nghệ thường muốn có sự hiện diện trên hầu hết các nền tảng trên. Do đó, bạn không chỉ phải biết cách hoạt động của từng nền tảng, thuật toán cũng như cách đọc số liệu phân tích mà còn phải hiểu cách tạo nội dung phù hợp với từng tập người dùng tương ứng. Như vậy, kỹ năng sáng tạo là bắt buộc. Cùng với đó là khả năng phân tích, biên tập, thậm chí là thiết kế. Bạn phải cập nhật các xu hướng trên mạng xã hội và tìm cách tăng tương tác.
Thực tế, các CMCN có thể làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới. Đó là bài toán cấp bách trong thời điểm hiện nay bởi CMCN 4.0 mang lại cơ hội mới, nhưng cũng sẽ đóng vai trò đào thải những ngành nghề tụt hậu, không bắt kịp xu hướng và khó đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Vấn đề là phải đào tạo lại cho người lao động và dựa trên nền tảng chuyển đổi số như hiện tại, khả năng thích ứng của người lao động với sự chuyển đổi của xã hội trong thời đại công nghệ sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra nguồn nhân sự có kỹ năng và tay nghề cao, tạo cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư khi chuyển giao công nghệ và xây dựng các công xưởng sản xuất mới.
Hoài Thương (t/h)