Bất động sản 24h: Giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá nhà có tăng?

 

Giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá nhà có tăng?

Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), từ ngày 25/10, giá xi măng cũng tăng mạnh, trung bình từ 80.000 – 100.000 đồng/tấn. Nguyên nhân hiện giá than trong nước tăng bình quân từ 7 – 10%, dầu DO dùng để đốt khi mới sấy lò tăng giá trên 10% và hàng loạt phụ gia dùng trong sản xuất xi măng cũng tăng giá. Trong khi đó, giá than chiếm 40 – 45% giá thành sản xuất xi măng.

Cũng từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều doanh nghiệp thép đã điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 – 192.000 đồng/kg. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tăng 460 đồng/kg, hiện ở mức 16.770 đồng/kg. Thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg. Công ty Thái Nguyên cũng tăng giá thép CB240 thêm 860 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg, thép D10CB300 tăng 260 đồng, lên mức 17.260 đồng/kg. Các công ty khác cũng tăng từ 200 – 400 đồng/kg.

Đây không phải là đợt tăng giá thép đầu tiên. Đầu năm 2021, thép tăng giá chóng mặt so với năm 2020 khiến các bộ ngành phải vào cuộc kiểm tra. Hay giá các loại kính hiện cũng tăng hơn 30% so với đầu năm 2021. Rồi hàng loạt VLXD khác cũng tăng chóng mặt trước đó.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản chờ cơ hội để phục hồi và bùng nổ

Tại hội thảo trực tuyến “Sự trỗi dậy của thị trường bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam trong trạng thái bình thường mới” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) nhận định, theo quy luật, thị trường bất động sản sẽ đi theo chu kỳ, có lúc lên, có lúc xuống. Sự lên nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia. Theo nghiên cứu, chu kỳ của thị trường bất động sản Việt Nam là khoảng 10 năm. Giai đoạn đỉnh cao của thị trường là năm 2018. Kể từ năm 2019, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu đi chậm lại. Đồng thời, bước sang năm 2020, Covid-19 xuất hiện càng làm thị trường sụt giảm mạnh.

Dù khó khăn, song ông Hà đánh giá, thị trường địa ốc vẫn còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là nhà ở dành cho công nhân, người lao động thu nhập thấp bởi nguồn cung cho phân khúc này hiện còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu. Bên cạnh đó, các dự án condotel, du lịch nghỉ dưỡng cũng còn nhiều cơ hội phát triển.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Văn phòng cho thuê hết thời cạnh tranh về giá

Nhìn nhận về thị hiếu của khách hàng đối với thị trường văn phòng cho thuê hiện nay, bà Tạ Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và cho thuê tài sản TNL, cho rằng dưới tác động của dịch bệnh, nhu cầu về sử dụng mặt bằng văn phòng của các doanh nghiệp cũng thay đổi rất nhiều.

Trên thị trường đã xuất hiện xu hướng thu hẹp phạm vi diện tích thuê để tiết kiệm chi phí, hoặc dịch chuyển sang các khu vực khác, nhất là đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng do đại dịch Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển từ văn phòng hạng A sang hạng B hoặc C, từ quận Hoàn Kiếm sang Ba Đình, Đống Đa hoặc Cầu Giấy.

Theo bà Hằng, dù có những giao dịch rất thành công trong quý 3, nhưng rõ ràng là nhu cầu sử dụng mặt bằng của khách hàng đã thay đổi.

Xem thông tin chi tiết tại đây

HoREA góp ý xây dựng Dự thảo Đề cương Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) 

Theo đó, HoREA đề nghị bổ sung quy định quản lý hành vi giao dịch bất động sản, nhất là giao dịch “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản. 

HoREA cho rằng, hiện nay, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản kể từ thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản, nhưng chưa điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản xảy ra trước thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản, như “đặt cọc”, “hứa mua, hứa bán”, “hợp tác đầu tư”, “liên doanh liên kết”, “hợp đồng góp vốn”… dẫn đến xuất hiện tình trạng bên bán, bên huy động vốn lợi dụng để nhận tiền “đặt cọc” có giá trị lớn, có trường hợp nhận đến 90% giá trị nhà đất, thậm chí đã xảy ra lừa đảo, trong lúc Khoản 1 Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định “việc thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng…”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gỡ nút thắt pháp lý: “Vắc-xin” tốt nhất cho doanh nghiệp bất động sản du lịch

Các doanh nghiệp bất động sản du lịch đang rơi vào thế khó trong 2 năm qua khi chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19 cùng với ngành du lịch. Cùng với đó, nhiều vướng mắc pháp lý đã dẫn đến tình trạng sụt giảm mạnh của phân khúc này trên thị trường trong những năm gần đây và nhiều rủi ro lớn xuất hiện, đặc biệt với một số sản phẩm mới như bất động sản nghỉ dưỡng đa công năng (Condotel). 

Các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng kiểu mới được kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nói chung của ngành du lịch, hứa hẹn một triển vọng đầu tư tích cực cho các nhà đầu tư, nhưng những rủi ro phát sinh từ khung pháp lý hiện hành đã ngăn trở những khả năng tốt đẹp ấy trở thành sự thật.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn: Realtimes.vn
Bạn cũng có thể thích