Tại sao phải giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C?
Tại sao phải giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C?
6 năm trước, gần như mọi quốc gia đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C. Tại COP26 các nước phải đánh giá lại những cam kết đã đặt ra. Vậy tại sao phải là 1,5 độ C?
Hiệp định Paris đặt mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Trong trường hợp mục tiêu này thất bại, lằn ranh cuối cùng ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu là giữ cho nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.
Biến đổi khí hậu đang gây nên những thiên tai, thảm họa chưa từng có tiền lệ trên khắp thế giới. Thế giới đã nóng lên 1,1 độ C và tiến nhanh đến giới hạn báo động đỏ. Đánh giá vừa qua của Liên Hợp Quốc dự đoán mức tăng nhiệt độ sẽ vượt mốc 1,5 độ C trong hai thập kỷ tới.
Theo một báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc mới công bố hồi tháng 8/2021, Nhóm Công tác I (AR6 WGI) cho biết, trái đất sẽ ấm lên 1,5 độ C trong tất cả các kịch bản. Trong lộ trình phát thải tham vọng nhất, trái đất sẽ nóng lên 1,5 độ C vào những năm 2030, và vượt quá mức 1,6 độ C, và nhiệt độ giảm trở lại xuống 1,4 độ C vào cuối thế kỷ này. Thế giới tự nhiên sẽ bị hủy hoại nếu trái đất tiếp tục ấm lên, và do đó, các hệ sinh thái trên đất liền và đại dương ít có khả năng giúp chúng ta giải quyết thách thức về khí hậu.
Việc duy trì nhiệt độ toàn cầu nóng ở mức 1,5 độ C sẽ giảm thiểu mức độ tác động và rủi ro hơn nhiều so với mức tăng 2 độ C. Điều này đã được viện dẫn bằng rất nhiều bằng chứng trong Báo cáo đặc biệt về sự ấm lên toàn cầu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu được công bố từ năm 2018.
Khi nhiệt độ tăng gấp đôi thì quy mô tác động có thể tăng gấp hơn gấp đôi nhiều lần. Ngoài ra, mức độ ấm lên cao hơn làm tăng nguy cơ vượt quá mức kỷ lục, điều này có thể dẫn đến các tác động không thể đảo ngược hoặc khuếch đại các tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ ấm lên ở một số quốc gia và khu vực có thể nhiều hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Theo dự báo, khi nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C thì khu vực Địa Trung Hải có thể tăng tới 3 độ C và nhiệt độ Bắc cực lạnh nhất là 5,5 độ C. Mục tiêu giữa cho Trái đất không tăng quá 1,5 độ C sẽ giúp xã hội, môi trường thiên nhiên có thêm thời gian thích nghi.
Nếu chúng ta thất bại trong nhiệm vụ toàn cầu nói trên, để Trái đất tăng đến 2 độ C, sẽ có những hậu quả xảy ra mà con người không lường trước được.
Đối với thời tiết
Các nhà khoa học dự đoán sẽ có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn khi nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C so với mức tăng 1,5 độ C – thời gian dài hơn, thường xuyên hơn và với mức đỉnh điểm cao hơn. Nhiều hơn gấp ba lần số người có khả năng tiếp xúc thường xuyên (ít nhất một lần mỗi 5 năm) với các đợt nắng nóng nghiêm trọng (39% so với 1,5 độ C là 14%). Nếu đạt được mục tiêu 1,5 độ C có nghĩa là sẽ có ít hơn 1,7 tỷ người phải hứng chịu tình trạng thời tiết cực đoan.
Đợt nắng nóng kỷ lục ở châu Âu năm 2003 là nguyên nhân khiến hàng chục ngàn ca tử vong, dự kiến sẽ xảy ra 3 lần mỗi chu kỳ 5 năm nếu nhiệt độ ấm lên dưới 2 độ C và 2 lần mỗi 5 năm nếu nhiệt độ tăng ở mức 1,5 độ C. Đối với miền trung nước Anh, mùa hè nóng kỷ lục dự kiến sẽ xảy ra mỗi ba năm ở mức tăng 1,5 độ C và mỗi hai năm ở mức tăng 2 độ C.
Biến đổi khí hậu dự kiến cũng sẽ làm tăng các đợt mưa lớn. Tỷ lệ mắc bệnh được dự báo sẽ cao hơn đáng kể ở mức tăng 2 độ C so với 1,5 độ C tại các quốc gia quanh Bắc Cực và ở độ cao lớn. Ngược lại, việc hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C được dự báo sẽ giúp tình trạng hạn hán bớt nghiêm trọng hơn ở Địa Trung Hải và Bắc Phi so với mức tăng dưới 2 độ C. Ở Anh, lượng mưa tối đa trong một ngày được dự báo sẽ cao hơn ở mức tăng 2 độ C so với 1,5 độ C, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ lũ lụt sẽ cao hơn.
Biến đổi khí hậu được biết là đã làm tăng khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như đợt nắng nóng ở Bắc Âu 2018, cơn bão Harvey năm 2017 và cơn bão Cumbria năm 2015. Nhìn chung, tốc độ nóng lên toàn cầu nhanh hơn dự kiến sẽ khiến gia tăng các đợt thời tiết khắc nghiệt, mặc dù điều này chưa được định lượng.
Đối với đại dương
Hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C thay vì 2 độ C dự kiến sẽ giúp mực nước biển dâng thấp hơn khoảng 10 cm vào cuối thế kỷ này. Điều đó có nghĩa là vào năm 2100 sẽ có ít hơn 10 triệu người có nguy cơ bị lũ lụt do hiện tượng mực nước biển dâng cao cực đoan khi nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C thay vì 2 độ C. Mục tiêu thấp hơn cũng làm giảm nguy cơ các dải băng Greenland hoặc Tây Nam Cực bị mất ổn định khiến mực nước biển dâng cao vài mét. Ngưỡng nóng lên toàn cầu để kích hoạt sự tan chảy các dải băng chưa được tính toán chính xác nhưng một ước tính đáng tin cậy cho hay ngưỡng nhiệt độ đối với Greenland là 1,6 độ C.
Mức độ axit hóa và oxy hóa đại dương dự kiến cũng sẽ thấp hơn khi nhiệt độ trái đất tăng 1,5 độ C thay vì 2 độ C mặc dù điều này chưa được định lượng chính xác. Điều này sẽ cũng sẽ giúp làm giảm các tác động của biến đổi khí hậu tới các sự sống dưới đại dương.
Đối với thực phẩm, nguồn nước và sức khỏe
Giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức 1,5 độ C được dự báo sẽ giúp giảm một nửa số người phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước so với mức tăng 2 độ C. Số người phải sống trong điều kiện nhiệt độ cao nghiêm trọng ở Nam Á và Đông Phi được dự báo sẽ tăng thêm 4 lần khi nhiệt độ trái đất duy trì ở mức 1,5 độ C và 16 lần ở 2 độ C.
Trên toàn cầu, năng suất của các loại cây trồng chính có khả năng giảm khi nhiệt độ tăng – 6% mỗi độ C đối với lúa mì, 7,4% đối với ngô, lượng nhỏ hơn đối với lúa và đậu tương – do vậy tình trạng mất an ninh lương thực ở mức tăng 2 độ C sẽ lơn hơn so với mức 1,5 độ C. Thích ứng, bao gồm việc nhân giống ra các chủng cây trồng mới, có thể bù đắp cho tình trạng năng suất giảm. Những thay đổi trong đại dương được dự kiến sẽ ít rủi ro hơn cho nghề cá.
Đối với thiên nhiên
Với mục tiêu 1,5 độ C, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới phạm vi nhỏ hơn và tốc độ châm hơn đối với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, một số trường hợp kể cả tăng ở mức nhiệt độ 1,5 độ C thì tự nhiên vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khoảng 70-90% các rạn san hô dự kiến sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C và con số này lên tới 99% nếu nhiệt độ trái đất tăng ở mức 2 độ C.
Mức độ axit hóa và oxy hóa đại dương dự kiến cũng sẽ thấp hơn ở mức tăng 1,5 độ C so với 2 độ C, mặc dù điều này chưa được định lượng chính xác. Điều này sẽ làm giảm tác động đến các sự sống trong lòng đại dương.
Do sự thay đổi nhiệt độ từng khu vực có thể lớn hơn mức trung bình toàn cầu nên khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên mức 2 độ C, các khu vực như Địa Trung Hải có thể đối mặt với các điều kiện thời tiết chưa chưa từng thấy kể từ Kỷ băng hà cuối cùng với những hậu quả khó lường đối với thiên nhiên của khu vực.
Đối với tăng trưởng kinh tế
Dự báo về tác động của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng kinh tế và chi phí – lợi ích của việc cắt giảm khí thải luôn không chắc chắn. Bằng chứng chỉ ra rằng việc hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C thay vì 2 độ C sẽ giúp giảm khoảng 25% chi phí thiệt hại toàn cầu.
Nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người sẽ thấp hơn 5% vào năm 2100 khi nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C thay vì 1,5 độ C. Tăng trưởng hàng năm của một số quốc gia khu vực nhiệt đới được dự báo sẽ giảm 2% nếu nhiệt độ trái đất tăng dưới 2 độ C nhưng sẽ thay đổi không đáng kể ở 1,5 độ C.
Với những rủi ro khôn lường nói trên, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 khai mạc tại Glasgow (Anh) vào ngày 31/10, Liên hợp quốc đã đưa ra những khuyến nghị các nước cần cắt giảm phát thải CO2 ở mức 45% để đảm bảo mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt độ Trái đất là 1,5 độ C.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo nếu lượng phát thải quá mức khuyến nghị, có thể gây ra những rủi ro lớn với những sự kiện không thể đảo ngược như băng tan hoặc gây tuyệt chủng nhiều loài sinh vật. Chúng ta thực sự đã hết thời gian. Biến đổi khí hậu đang gây tổn hại nặng nề nhất đến các quốc gia và cộng đồng của chúng ta. Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta đã “muộn”. Nhưng “muộn” vẫn hơn “không”.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị