Doanh nhân Việt – hiện thực hóa khát vọng Việt Nam

Thật đúng là vậy, doanh nhân Việt Nam không chỉ là lực lượng tiên phong đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, trong gần 2 năm qua, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã góp phần không thể thiếu trong việc nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh và khôi phục kinh tế – xã hội của đất nước.

Điều này càng thể hiện rõ nét hơn trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của đất nước, dịch bệnh bao trùm, dường như muốn phá hủy mọi thành quả mà Đảng, Chính phủ và Nhân dân dầy công xây dựng suốt bao năm qua; thiệt hại về người và của là không thể đong đếm, nhưng trong những lúc khó khăn và hoạn nạn đó, đất nước ta càng khẳng định được một sự thật được minh chứng bằng những dấu son chói lọi trong lịch sử đó là sự “đoàn kết” chung sức chung lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Càng trong những khó khăn, tinh thần yêu nước của người dân càng được dâng cao. Trong đó, đội ngũ doanh nhân là đại diện điển hình cho những nỗ lực đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới công thương Hà Nội trong tuần lễ Vàng ngày 18 tháng 9 năm 1945 tại Bắc Bộ phủ. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới công thương Hà Nội trong tuần lễ Vàng ngày 18 tháng 9 năm 1945 tại Bắc Bộ phủ. Ảnh tư liệu.

Doanh nhân – sức mạnh nội lực của nền kinh tế

 

Trong xu thế hội nhập và phát triển nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, cách đây 17 năm (20/9/2004) Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về ngày doanh nhân Việt Nam và lấy ngày 13 tháng 10 là “ngày doanh nhân Việt Nam” hằng năm. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 13/10 là ngày doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc –  cũng chính ngày này cách đây 76 năm (13/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, “…hiện nay công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ, Nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng…” (trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới công thương được đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam).

 

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị, thể hiện đường lối đúng đắn và chỉ dẫn mang tính chiến lược của Người, qua đó, khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng và kiến thiết đất nước. Doanh nhân Việt Nam – sức mạnh nội lực của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế của đất nước.

 

Có thể thấy, Việt Nam có “hùng cường được hay không”, có lớn mạnh và sánh vai cùng với “cường quốc năm châu” thì cần phải có những doanh nghiệp lớn mạnh, những doanh nhân đủ trí, đủ tài dẫn đầu, đủ sức tạo ra chuỗi giá trị lớn, đủ khả năng dẫn dắt.

Bà Trương Mỹ Hoa nguyên Phó Chủ tịch nước trao danh hiệu Doanh nhân TP Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2020 cho các doanh nhân. Ảnh TTXVN phát
Bà Trương Mỹ Hoa nguyên Phó Chủ tịch nước trao danh hiệu doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2020 cho các doanh nhân. Ảnh TTXVN.

Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều đơn vị có tiềm lực như: Viettel, Vingroup, Vietnam Airlines, Vinamilk, FPT, Thaco, TH Group,… những doanh nghiệp này đang ngày một lớn mạnh về cả về quy mô, năng lực cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ, quản trị điều hành, công nghệ,… và những doanh nhân – cánh chim đầu đàn đang nỗ lực sải cánh để đưa doanh nghiệp của mình bay xa, bay nhanh hội nhập toàn cầu đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói “mỗi doanh nhân, doanh nghiệp đều thể hiện khát vọng xây dựng đất nước ta bình an và phát triển”.

 

Trong bối cảnh đại dịch vẫn còn là nỗi lo chung của toàn cầu và đất nước, ngoài sự nỗ lực vượt khó chèo lái giữ vững sự ổn định của doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam còn không ngừng nỗ lực chung tay, góp sức cùng Đảng và Chính phủ, đẩy lùi dịch bệnh, chia sẻ khó khăn cùng cả nước và Nhân dân bằng những việc làm thiết thực với lòng nhân ái, rộng lượng.

z2882866658063_e882e3bc2c14eea91b30b0ef32aa11aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có lời kêu gọi toàn thể Nhân dân đồng lòng cùng chống dịch, huy động mọi nguồn lực cho chiến lược vaccine phòng Covid – giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định.

“Quỹ của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim”

 

Trước đó, thay mặt Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có lời kêu gọi toàn thể Nhân dân đồng lòng cùng chống dịch, huy động mọi nguồn lực cho chiến lược vaccine phòng Covid – giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định; “… đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc – chiến thắng đại dịch Covid – 19…”, Thủ tướng xúc động nói.

 

Hàng trăm doanh nghiệp, người dân, mặc dù phải đối mặt với khó khăn do tác động từ dịch bệnh mang lại, chịu nhiều tổn thất nặng nề, nhưng ngay sau lời kêu gọi của Thủ tướng, rất nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng và tích cực đóng góp cho quỹ như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, 400 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN, 400 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT, 400 tỷ đồng; Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC, 200 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – VRG, 200 tỷ đồng; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV, 200 tỷ đồng; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex, 200 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV, 200 tỷ đồng; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam – Vinataba, 100 tỉ đồng; Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – VIMC, 50 tỉ đồng… doanh nghiệp Xuân Trường, một doanh nghiệp tư nhân đã ủng hộ vào quỹ vaccine 100 tỷ đồng và rất nhiều các doanh nghiệp, cá nhân khác đã và đang đồng hành cùng quỹ vaccine này.

Nhắc tới những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào cả nước trong những ngày cam go phòng, chống dịch, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đã từng nhấn mạnh, không có nơi nào trên thế giới sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lại mạnh mẽ như ở Việt Nam; những ngày qua, hình ảnh người dân trên mọi miền tổ quốc cùng sẻ chia với Nhân dân các tỉnh đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid – 19, khiến mỗi người trong chúng ta cảm thấy vô cùng xúc động.

z2882869102978_e2dec49c64d853113bd1c64c6204cfab
Quang cảnh lễ phát động tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

“Sóng và máy tính cho em”

 

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 3/9/2021 về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6235/VPCP-KGVX ngày 07/9/2021 về việc xây dựng và triển khai chương trình “sóng và máy tính cho em” đã huy động được nguồn lực tổng thể của các ban, bộ, ngành và các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cả nước đủ điều kiện học trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả; đặc biệt trước mắt cần bảo đảm không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau”, không thể hoàn thành chương trình học tập do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19.

 

Trên tinh thần xác định đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và thể hiện tinh thần thần trách nhiệm, góp phần chung tay cùng cả cộng đồng xã hội chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, đặc biệt là trẻ em tại những khu vực khó khăn, Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã ủng hộ chương trình tổng cộng 24.000 máy tính (tương đương số tiền 60 tỷ đồng). Không chỉ tích cực ủng hộ vào quỹ vaccine, chương trình “sóng và máy tính cho em”, EVN còn hỗ trợ 05 đợt giảm giá điện, giảm tiền điện và tích cực tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội để chung tay đẩy lùi dịch Covid – 19.  Và rất nhiều tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp khác cũng đã cùng chung tay ủng hộ chương trình “sóng và máy tính cho em” mang đến cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn những điều kiện tốt hơn trong năm học mới, trước bối cảnh dịch bệnh vẫn là một rào cản ngăn bước các em đến trường.

z2882872180273_22f5a7b3d5f3fad79963a11d9a07b874
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”.

Không ai bị bỏ lại phía sau

 

Hưởng ứng phong trào “cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ mỗi cộng đồng dân cư cùng chăm lo cho người nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kết quả của chương trình đã góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

 

Trong 2 năm qua, dịch bệnh Covid – 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, người nghèo, công nhân lao động nghèo gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, nhưng trong bối cảnh đó, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều hình ảnh đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân đã đồng hành góp phần hỗ trợ cho công tác an sinh của cả nước, chung sức cùng Đảng và Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn vượt qua nghịch cảnh để vươn lên.

Bầu Hiển
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Tập đoàn T&T Group.

Kể từ khi bùng phát đại dịch đến nay, SHB, Tập đoàn T&T Group và các doanh nghiệp của doanh nhân Đỗ Quang Hiển luôn tiên phong đồng hành cùng cộng đồng trong công tác phòng, chống Covid – 19: tiên phong ủng hộ quỹ vaccine của Chính phủ; triển khai các gói tín dụng quy mô gần 33.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp; cùng rất nhiều hỗ trợ thiết thực khác dành cho các địa phương và cơ quan tuyến đầu chống dịch với tổng số tiền ủng hộ lên tới hơn 540 tỷ đồng.

phamnhatvuong4_so1_2013_tuyet_an_aofw
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

Cùng với đó, Tập đoàn Vingroup hiện cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong các hoạt động tài trợ phòng, chống dịch Covid – 19 tại Việt Nam với tổng trị giá hơn 2.287 tỷ đồng. Trong những lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với báo chí, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết về dự định của tập đoàn: “mục đích của việc sản xuất máy thở hoàn toàn là đóng góp cho xã hội vào thời điểm quan trọng này. Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc sản xuất nhiều máy thở và làm việc đó thật tốt. Chúng tôi muốn hợp tác với chính phủ Việt Nam để giải quyết một phần của vấn đề đại dịch”.

 

Trên đây chỉ là hai trong nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân – “những con chim đại bàng” xung kích trên “các tuyến đầu” – vừa song hành phát triển kinh tế, vừa hỗ trợ cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh.

Tiếng nói doanh nhân Việt Nam

 

Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 vào cuối tháng 9, đại diện các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp đã bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua; hoan nghênh chủ trương chuyển mục tiêu “không Covid – 19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid – 19”; đồng thời tỏ rõ quyết tâm cùng Chính phủ và Nhân dân cả nước chiến thắng dịch bệnh, khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội.

Mdm-Thai-Huong_Forbe
Doanh nhân Thái Hương – Chủ tịch TH True Milk.

Bà Thái Hương, Chủ tịch TH True Milk trong “đối thoại 2045” cùng Chính phủ: “Việt Nam đang phát triển và năm 2045 sẽ là một quốc gia phát triển, văn minh, môi trường được bảo vệ, xã hội an lành. Nền tảng con người phải có trí tuệ với sức khỏe, do đó, phải có ngành nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, với một thế hệ doanh nhân hướng tới phát triển bền vững, các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe con người. Lợi thế của Việt Nam là an ninh chính trị tốt, con người cần cù, hiền hòa, với nhiều đặc sản, nhiều thảo dược ở các vùng…, đây là cơ hội để tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe… bà Hương bày tỏ mong muốn Chính phủ cần tạo ra một thể chế minh bạch, sáng suốt, tạo bệ đỡ cho các doanh nghiệp phát triển”.

 

Bác Trương Gia Bình
Doanh nhân Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT.

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT thì cho rằng “từng người dân cần chung khát vọng lớn đưa đất nước trở nên hùng cường. Khát vọng không phải trên giấy mà phải chuyển sang doanh nghiệp, sang từng người dân, cùng mơ ước có những phát minh sáng chế cả thế giới cần và sử dụng…”

Phạm Phương Thảo
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO và hãng hàng không Vietjet.

Tại “đối thoại 2045” bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO và hãng hàng không Vietjet bày tỏ: “cuộc tọa đàm mang đến sự khích lệ to lớn về tinh thần trong doanh nhân và nhân sĩ, trí thức, chúng tôi mong rằng Chính phủ tin tưởng ở kinh tế tư nhân, ở doanh nghiệp, hãy tập trung phát triển vào khu vực kinh tế tư nhân. Hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp nông thôn, các công ty khởi nghiệp”.

z2867188632053_94c8af28a637dfcaf8869ca90b718c63
Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Công ty Masan, một tập đoàn chỉ trong thời gian rất ngắn đã chiếm vị trí top đầu lĩnh vực tiêu dùng với triết lý Keep Going, cho biết, để hướng tới mục tiêu nền kinh tế năm 2045, Việt Nam đi sau về đích trước, giải pháp nằm ở đổi mới nền tảng cạnh tranh, tìm năng lực cạnh tranh vượt trội. Ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng tiêu dùng từ Chính phủ sẽ tạo động lực cho phát triển.

z2882786601368_44a9931cfb709de18610f106f3dc8c7f
Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM).

Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM) nhấn mạnh, sức mạnh kinh tế và nội lực quốc gia sẽ quyết định vị thế của chúng ta trên trường quốc tế, an ninh đất nước và tiền đồ dân tộc. Bất kì quốc gia giàu mạnh nào thì cũng phải có các doanh nhân, các doanh nghiệp hàng đầu và đồng thời phải có các trường đại học lớn nếu muốn ở đứng ở hàng đầu. Những yêu cầu đó đã thể hiện trong đối thoại 2045 với sự đồng thuận về nhu cầu cần phải bồi dưỡng, vun đắp và phát triển lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân gắn với giáo dục đào tạo. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân phải thực sự trở thành nguồn lực của quốc gia. Đến thời điểm này, chúng ta có thể tự hào nói rằng lực lượng doanh nghiệp Việt Nam vô cùng vững chắc, và sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa trong 25 năm tới. Bên cạnh đó, chúng ta rất cần phát triển các trường đại học lớn để ươm mầm những nhân tài tương lai”, ông Vũ Thành Tự Anh mong muốn trong những lần tổ chức tiếp theo của “đối thoại 2045” sẽ có sự tham gia nhiều hơn những đại diện các ngành nghề khác, ngoài kinh tế, góp thêm góc nhìn khác nhau cho sự phát triển toàn diện của đất nước.

z2882827299248_c7856620709985a94bd33a91ee6aef73
Ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.

Là doanh nhân trẻ, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, chia sẻ, giai đoạn 2021 – 2030 là cực kỳ quan trọng để tạo tiền đề cho Việt Nam có thể trở thành nước phát triển vào năm 2045, “nên cần lắm Nhà nước có các chính sách phát triển kinh tế tư nhân một cách mạnh mẽ”. Nếu đất nước thực sự muốn những tinh hoa của cả dân tộc đều có cơ hội cống hiến thì xin mở cửa một cách thoải mái, cởi mở nhất trong chính sách tuyển dụng người tài vào bộ máy công quyền.

z2838058200218_e245e98ed8d1bcd7b6a6f3dd1501ad63
Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) Hoàng Quốc Vượng.

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) Hoàng Quốc Vượng cho biết, trải qua 46 năm hình thành và phát triển, từ một xí nghiệp nhỏ bé, với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển, đến nay PVN đã trở thành một tập đoàn kinh tế nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, có vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia. Trong giai đoạn này, nộp ngân sách Nhà nước hằng năm của PVN chiếm tỉ trọng 9 – 11% tổng thu ngân sách của Nhà nước và chiếm 16,5 – 17% tổng thu ngân sách Trung ương. Đóng góp cho GDP cả nước trung bình hằng năm là 10 – 13%.

Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tin tưởng, 25 năm nữa Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu ” tầm nhìn” năm 2045. “Tôi đặt niềm tin Việt Nam sẽ có ngày càng nhiều những doanh nhân công, những nhà lãnh đạo xuất sắc có tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết tâm hành động, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tinh thần: trách nhiệm – danh dự – lương tâm”. Đồng thời, trong quá trình phát triển, chúng ta cần phải kết hợp hài hòa yếu tố văn hóa, môi trường cũng như tăng trưởng GDP để tạo nên sự phát triển bền vững cho đất nước.

 

Trong quá trình phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua cho thấy, mặc dù, có nhiều thành tựu to lớn sau 35 năm đổi mới, song đất nước ta vẫn còn những khó khăn, nhất là trong điều kiện phải chống dịch. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau chung tay để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nâng cao năng lực về y tế và quản trị y tế tốt hơn. Bằng những hành động và việc làm thiết thực đóng góp cùng đất nước vừa qua cho thấy, các doanh nhân, doanh nghiệp đã thể hiện tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thể hiện rõ khát vọng dân tộc, một Việt Nam hùng cường và mạnh mẽ!

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích