Ông chủ của chuỗi siêu thị ThaiMetro – luôn đi đầu và nắm bắt xu thế

Tổng Giám đốc ThaiMetro: khi xây dựng giá thành, chúng tôi luôn đảm bảo 3 yếu tố: có lợi cho khách hàng - có lợi cho đối tác - có lợi cho doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc ThaiMetro: khi xây dựng giá thành, chúng tôi luôn đảm bảo 3 yếu tố: có lợi cho khách hàng – có lợi cho đối tác – có lợi cho doanh nghiệp.

Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Thế Chiến – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Siêu thị Quốc tế ThaiMetro (ThaiMetro), là một doanh nhân trẻ thành công trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng Thái tại thị trường Việt Nam.  

 

Trong 2 năm qua, dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng khá nặng nề cho thị trường bán lẻ, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gẫy. Hậu quả của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp của anh như thế nào trong vai trò là doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng Thái Lan?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Cũng giống như bao doanh nghiệp khác, khi hàng hoá đầu vào cung cấp không được ổn định, kịp thời và đầy đủ, ThaiMetro cũng gặp nhiều khó khăn trong khâu cung ứng, đặc biệt, mặt hàng của chúng tôi chiếm 60% lượng hàng nhập khẩu; thêm nữa, nhân sự cũng bị ảnh hưởng, thiếu hụt, do nhân viên lo ngại bị nhiễm bệnh Covid nên không dám đi làm; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội cũng là một rào cản đối với các doanh nghiệp… ảnh hưởng tới việc đi lại của nhân viên ngoài tỉnh… về sức mua sắm của khách hàng cũng bị giảm đáng kể… bên cạnh đó, khách hàng không có thu nhập khi phải ngừng làm việc cũng là góp phần ảnh hưởng đến sức mua và tiêu thụ hàng hóa nói chung.

 

Theo như anh chia sẻ, phần lớn mặt hàng tiêu dùng tại ThaiMetro chiếm 60% là nhập khẩu? Anh đã có những giải pháp nào để duy trì hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gẫy?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Trong giai đoạn khó khăn chung của cả nước thì doanh nghiệp chúng tôi cũng phải chủ động khắc phục và tìm kiếm nguồn hàng thay thế cho các mặt hàng không thể nhập về Việt Nam, để bổ sung kịp thời và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhằm duy trì ổn định không để tình trạng khan hiếm hàng hoá thiết yếu, chúng tôi đã đi đến tận nơi các cơ sở sản xuất và kho nhà phân phối để lấy hàng. Trong lúc này, để duy trì hoạt động doanh nghiệp cũng là cả một sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ và nhân viên tại ThaiMetro; việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không để khan hiếm nguồn hàng cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp bán lẻ như chúng tôi trong việc hỗ trợ, góp phần đẩy lùi dịch bệnh chung của cả nước.

 

Được biết, anh là một doanh nhân trẻ thành công trong lĩnh vực hàng tiêu dùng Thái Lan tại thị trường Việt Nam. Cơ duyên nào khiến anh gắn bó và lựa chọn mặt hàng Thái Lan là hướng đi trong lĩnh vực bán lẻ thay vì bất cứ mặt hàng ngoại nhập nào khác?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Đối với tôi, Thái Lan là một đất nước cũng có nhiều kỷ niệm gắn bó. Tôi cũng có một thời gian theo học và phát triển tại đất nước “xứ sở chùa vàng” này. Và ngoài hàng tiêu dùng Thái Lan thì tôi cũng có tham gia thêm một vài lĩnh vực khác… sau khi học xong tại Bách Khoa, chuyên ngành ô tô, tôi đã học thêm chuyên ngành Kinh tế đô thị tại Thái Lan, về nước công tác tại Sở Giao thông công chính Hà Nội. Với đam mê kinh doanh và những mối quan hệ trước đó tại đất nước Thái Lan, tôi đã có nhiều chuyến kinh doanh nhỏ lẻ trước khi toàn tâm vào mảng bán lẻ này.

 

Và còn 05 lý do khác nữa cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mặt hàng Thái Lan: thứ nhất Thái Lan nằm trong khối ASEAN nên hàng hóa được hưởng nhiều ưu đãi, thuế nhập khẩu = 0; thứ hai, Việt Nam và Thái Lan là hai đất nước gần về khoảng cách địa lý, hàng hoá vận chuyển nhanh, nếu đi bằng đường biển chỉ mất từ 4 – 7 ngày là về tới cảng biển của Việt Nam; thứ ba, việc đi lại giữa hai nước cũng thuận tiện, không cần phải xin cấp visa (chỉ cần có hộ chiếu là có thể đi lại và lưu trú được đến 30 ngày); thứ tư, hàng hóa của Thái Lan có mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và giá thành phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam; thứ năm, Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tương đồng về văn hoá và thói quen tiêu dùng.

 

Hiện tại, chúng tôi có một chuỗi siêu thị Thái Metro gồm 16 siêu thị trên cả nước và 4 siêu thị nhượng quyền.

 

Có thể thấy, không chỉ là doanh nhân thành công trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, anh còn phát triển thêm nhiều mảng ngành nghề khác? Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn được không?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Năm 2020 Thaimetro đã hoàn thành việc ký kết với đối tác Thái Lan về chuyển giao công nghệ sản xuất nước uống vitamin và nước uống tinh khiết nhãn hiệu ChaiYo, tiến tới thay thế nước tinh khiết bằng nước uống bổ sung hàm lượng vitamin tốt cho sức khỏe; nhà máy sản xuất nước được đặt tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Dự kiến đến tháng 4/2022, sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường Việt Nam.

 

Ngoài ra, Thaimetro còn mở rộng sang lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm điện gia dụng và điện tử, điện lạnh. Thaimetro hiện là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các nhãn hiệu nổi tiếng như: Sumitsu, Harita, City Art, Munich… Việt Nam cũng là một thị trường rất tiềm năng, với tốc độ đô thị hoá gia tăng rất mạnh, tôi tin rằng, lĩnh vực này cũng sẽ là cơ hội phát triển tốt.

 

Trong tương lai, Thaimetro đang xúc tiến liên kết với Tập đoàn Salling của Đức để mở chuỗi siêu thị giảm giá Netto tại Việt Nam, (Tập đoàn Salling của Đức thành lập từ 1984 đến nay đã sở hữu chuỗi siêu thị Netto lên tới 4.000 cửa hàng, hoạt động chủ yếu ở phía Nam và phía Tây nước Đức). Đối với một số sản phẩm thực phẩm và đồ uống, Thaimetro đang là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam như: Chaiyo, Kingman, Thai Power, Inseedeang, Sanaku, Ubon…

 

Thêm nữa, nhằm bổ sung các nguồn hàng tự cấp cho các chuỗi bán lẻ, chúng tôi cũng rất chú trọng đến sản phẩm nông nghiệp, hiện tại chúng tôi đang phát triển kinh tế trang trại, trồng hơn 1 nghìn gốc bưởi nhập khẩu từ Thái Lan tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà nội và đã cho thu hoach được 5 năm. Bình quân mỗi năm cung cấp được 360.000 quả bưởi ra thị trường.

 

Có thể thấy, chuỗi siêu thị ThaiMetro được hiện diện khá nhiều trên bản đồ bàn lẻ tại Việt Nam. Theo anh, trong lĩnh vực bán lẻ, cần những yếu tốt nào để giữ chân khách hàng trở lại những lần tiếp theo?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Theo tôi, uy tín được khẳng định bằng sự hài lòng của khách hàng. Chất lượng sản phẩm tại ThaiMetro luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Và chúng tôi luôn tuân thủ cách bán hàng có lợi cho khách hàng, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp đó là: “khách hàng không hài lòng – được đổi hoặc trả lại sản phẩm đã mua”. Khi xây dựng giá thành, chúng tôi luôn đảm bảo 3 yếu tố: có lợi cho khách hàng – có lợi cho đối tác – có lợi cho doanh nghiệp.

 

Anh Nguyễn Thế Chiến (người đứng ngoài cùng bên phải).Tổng Giám đốc Công ty TNHH Siêu thị Quốc tế ThaiMetro.
Anh Nguyễn Thế Chiến (người đứng ngoài cùng bên phải).Tổng Giám đốc Công ty TNHH Siêu thị Quốc tế ThaiMetro.

Có thể thấy, đại dịch Covid – 19 có sức phá hủy và ảnh hưởng toàn cầu, gây nhiều tổn thất nặng nề, nhưng bên cạnh những mặt trái đó, đại dịch cũng mang đến nhiều sự tích cực, đó là giúp con người hiểu ra nhiều giá trị khác nữa, chẳng hạn như, giá trị của sự sẻ chia và học cách cho đi. Là một doanh nhân trẻ và cũng là người có nhiều đóng góp trong việc thiện nguyện, anh có thể chia sẻ đôi chút về suy nghĩ của mình trước đại dịch được chứ?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khiến cho toàn Đảng toàn dân luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận và sẻ chia, giúp nhau vượt qua khó khăn chiến thắng đại dịch. Với phương châm “hạnh phúc là cho đi”, trong thời gian dịch bệnh căng thẳng, chúng tôi cũng có nhiều chương trình đóng góp vào công tác đẩy lùi dịch bệnh chung của địa phương như: tặng sữa, nước cho các lực lượng trực tại chốt tuyến đầu; cùng tham gia với các đội thiện nguyện, phát quà hỗ trợ đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn … cá nhân tôi cũng tham gia trực tại Tổ Covid cộng đồng, trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố. 

Anh Chiến (bên trái) tham gia trực tại Tổ Covid cộng đồng.
Anh Chiến (bên trái) tham gia trực tại Tổ Covid cộng đồng.

Nhìn bề ngoài, trông anh khá là hiền, không biết có hiền thật không… cười. Hiện tại mọi người thường gọi anh với biện danh nào? Nghe nói anh có những 2 biệt danh?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Trước kia, hồi còn sinh viên bạn bè hay gọi tôi với cái tên Chiến – Nhật. Bởi trong lớp, tôi thường hay đưa ra các ý kiến đi ngược lại với xu thế lúc bấy giờ và một phần các bạn bảo tôi nẩy số rất nhanh nên các bài tập nhóm của chúng tôi thường được điểm khá cao… còn bây giờ, mọi người thường gọi tôi là Chiến – Thái, vì tôi làm về lĩnh vực hàng Thái. Có người chỉ gọi tôi là “Thái” thôi đó… cười!

 

Còn về hiền không thì chắc tôi không hiền đâu, tôi “biết điều thôi”… cười!

 

Một điểm bán hàng tại ThaiMetro Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
Một điểm bán hàng tại ThaiMetro Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Làm kinh doanh, thì doanh nhân nào cũng có một triết lý riêng và theo đuổi đam mê của riêng mình. Vậy, triết lý kinh doanh của anh như thế nào? Có thể thấy, anh là môt người khá là ham mê công việc và không có thời gian nghỉ ngơi?

 

Tổng Giám đốc ThaiMetro: Triết lý của tôi đơn giản lắm! Nó như một mục tiêu của doanh nghiệp, “sẽ không có kết quả mới nếu như cứ giữ mãi cách làm cũ, luôn nắm bắt và đi đầu xu thế”.

 

Tôi cũng không quá đam mê mà quên nghỉ ngơi đâu! Ngoài công việc, thì tôi vẫn dành thêm thời gian với các môn thể thao yêu thích và làm trang trại, làm vườn… như tôi đã chia sẻ ở trên đó, tôi có một trang trại, không chỉ trồng bưởi mà còn có thêm chăn nuôi để cung cấp thêm nguồn thực phẩm cho cả gia đình…

 

Cảm ơn anh về những chia sẻ!

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích