Chuyên gia cảnh báo về thói quen thức khuya của giới trẻ Việt
Chuyên gia cảnh báo về thói quen thức khuya của giới trẻ Việt
Thói quen thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở giới trẻ. Cứ tưởng chẳng gây hại gì nhưng ẩn sau thói quen này là những “lưỡi hái Tử thần”.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương – Phụ trách khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị thông tin, hiện nay, thức khuya là thói quen khó bỏ của không ít bạn. Nào là bạn phải ôn thi, hoàn thành deadline, cày game, xem nốt phim hay tán gẫu dở câu chuyện… Nhưng bạn tin không, việc thức khuya ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, cũng như “con đường tới nghĩa địa đang dần ngắn lại”.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ sau 23h đêm sẽ làm biến đổi cơ thể, thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng 1 số cơ quan trên cơ thể. Việc thức khuya đang thực sự đáng báo động.
Ảnh minh họa
Tác hại của thói quen thức khuya của giới trẻ Việt hiện nay
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tình trạng về sức khỏe; như lượng đường trong máu cao có quan hệ tới những người hay thức khuya. Nghiên cứu này dù chỉ tập trung vào những đối tượng tham gia; nhưng kết quả chỉ ra rằng rằng nữ giới có thói quen thức khuya sẽ có tỷ lệ lượng đường trong máu lớn hơn.
Tăng đường huyết có quan hệ tới các tình trạng sức khỏe khác; từ những tình trạng ban đầu như uể oải, đau đầu tới những tình trạng sức khỏe khác nguy hiểm hơn như bệnh tim mạch và hại thận.
Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những “cú đêm” thường có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng với những người tham gia nghiên cứu, họ đều thức khuya và cũng mắc tiểu đường loại 2. Dù không chắc chắn thức khuya là nguyên nhân nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng ở một mức độ nào đó cả hai đều có liên quan với nhau.
Nếu bạn thức khuya để học bài hoặc làm việc, bạn có thể không nhớ được thông tin gì nhiều. Thức khuya để học bài sẽ phản tác dụng trong việc cải thiện điểm số của bạn. Vào năm 2016, một báo cáo của A&M Texas cho rằng thức khuya để học bài, thường kéo theo tình trạng thiếu ngủ, không giúp ích gì cho trí nhớ dài hạn và có tác động tiêu cực đến hiệu quả của não bộ.
Ảnh minh họa
Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc, cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thức khuya cũng là những người dễ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, thoái hóa điểm vàng hay nghiêm trọng nhất là mù lòa.
Ảnh minh họa
Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… hơn so với người ngủ đủ giấc.