Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, “cản bước” hành trình làm mẹ
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, “cản bước” hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Mang
thai và sinh con là sứ mệnh vô cùng cao cả và hạnh phúc mà bất kì người phụ
nữ nào cũng mong muốn được trải qua ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, nhiều chị
em vì mắc lạc nội mạc tử cung mà việc được đón nhận thiên chức làm mẹ vẫn trở nên
xa vời.
Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 trường hợp bị lạc nội mạc tử cung, bệnh thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40.
Chia
sẻ tại hội thảo y khoa chủ đề “Lạc nội mạc tử cung – Giải pháp cho các bệnh nhân hiến muộn” do Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội phối hợp với Tạp chí
Gia đình Việt Nam tổ chức vào sáng 17/11, ThS. BS Nguyễn Thị Thu – Chuyên
gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội cho biết, lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa
khá phổ biến ở nữ giới và hiện nay nhiều người mắc phải. Căn bệnh này không chỉ
gây ra những bất tiện trong đời sống mà còn trở thành “rào cản” hàng đầu ngăn
chặn con đường gặp con yêu của hàng vạn bà mẹ mong con.
Theo
bác sĩ Thu, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý tương đối đặc biệt. Các tuyến của
niêm mạc tử cung không khu trú ở trong lòng tử cung mà cố định và phát triển
tại các bộ phận khác trong tiểu khung. Chính vì vậy nó gây viêm dính rất nhiều
các cơ quan bộ phận trong tiểu khung và đặc biệt là vòi tử cung. Điều này gây
nên tắc vòi tử cung, ngăn cản trứng không gặp được tinh trùng và gây nên vô
sinh.
“Không
phải tất cả những người mắc lạc nội mạc tử cung đều vô sinh nhưng rất nhiều
bệnh nhân lạc nội mạc tử cung phải sống chung với tình trạng vô sinh.
Nói cách
khác, đối với một số người, lạc nội mạc tử cung có thể khiến việc thụ thai trở
nên khó khăn hơn. Nhưng sống chung với tình trạng này không có nghĩa là không
có khả năng mang thai”, nữ bác sĩ cho hay.
Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Theo Chuyên gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội, triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số
phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất
hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng. Thậm chí, đôi khi lạc nội mạc tử
cung tiến triển âm thầm không có triệu chứng cho đến khi nó ảnh hưởng đến chức
năng của các cơ quan vùng chậu như cơ quan sinh dục, ruột hay bàng quang.
Các
triệu chứng có thể gặp ở phụ nữ có lạc nội mạc tử cung bao gồm: đau bụng hoặc
đau lưng theo chu kỳ kinh, đau khi đi tiêu hoặc tiểu hoặc khi quan hệ tình
dục, đau vùng chậu mạn tính.
Ngoài
ra, người bệnh còn ra máu kinh nhiều hoặc hành kinh bất thường, có máu lẫn
trong phân hoặc nước tiểu, tiêu chảy hoặc táo bón…
Đáng
chú ý, lạc nội mạc ở tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt,
song nó phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40.
Làm gì khi mắc lạc nội mạc tử cung?
Bác
sĩ Thu cho biết, hiện chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn lạc nội mạc tử cung.
Mục tiêu của việc điều trị là giải quyết các triệu chứng và các vấn đề sức khỏe gây ra bởi lạc nội mạc tử cung
như đau, vô sinh, khối u…
Người
bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau tạm thời trong chu kỳ kinh hoặc liệu
pháp hormone để giảm lượng estrogen được tạo ra bởi cơ thể.
Đôi
khi phẫu thuật cũng được chỉ định cho những trường hợp hiếm muộn để chẩn đoán
hoặc sửa chữa ống dẫn trứng. Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể cần
phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.
Do
đó, bác sĩ Thu nhấn mạnh khi bắt đầu phát hiện lạc nội mạc tử cung, phụ nữ nên
lên kế hoạch mang thai sớm nhằm tránh tình trạng bệnh diễn tiến lâu ngày dẫn đến
khó có thai.
“Lạc
nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện
sớm hay điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Đặc biệt ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe sinh sản của người bệnh”, bác sĩ
Thu nhấn mạnh.