Những loại thực vật được khoa học chứng minh giúp hỗ trợ giảm huyết áp cao

Huyết áp cao là một trong những yếu tố dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh được xem là “kim chỉ nam” giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả tình trạng huyết áp cao.

Theo thông tin từ chuyên trang sức khỏe Eating Well (Mỹ), khi một người bị chẩn đoán huyết áp cao, một trong những lời khuyên đầu tiên của bác sĩ là hãy hạn chế ăn muối. Không chỉ muối mà chế độ ăn nhiều đường cũng có hại cho huyết áp. Nghiên cứu cho thấy nạp nhiều đường bổ sung, chẳng hạn như bánh kẹo hay nước ngọt, có thể khiến huyết áp cao hơn. Do đó bên cạnh giảm muối, giảm đường thì một số điều chỉnh khác trong chế độ ăn hằng ngày cũng có thể giúp giảm huyết áp, trong đó phải nói tới việc bổ sung các loại thực vật như đậu, yến mạch, việt quất… sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.

Đậu

Đậu là nguồn cung cấp protein thực vật và chất xơ chất lượng. Không những vậy, đậu còn có hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất xơ hòa tan và magiê trong đậu được chứng minh là có tác dụng giảm huyết áp ở người bị huyết áp cao.

Yến mạch

Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Khác với ngũ cốc tinh chế, các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa đầy đủ cám, nội nhũ và mầm. Nhờ đó, ngũ cốc nguyên hạt không chỉ chứa tinh bột mà còn cả hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm huyết áp và thúc đẩy vi khuẩn đường ruột. Trong đó, yến mạch đặc biệt tốt vì rất giàu loại chất xơ có tên là beta-glucans. Nghiên cứu cho thấy beta-glucans có thể giúp giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trường. Ngoài yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho sức khỏe khác là gạo lứt, hạt kê, kiều mạch và diêm mạch.

Huyết áp cao ăn quả mọng

Quả mọng là một lựa chọn lý tưởng cho những người bị huyết áp cao. Đồng thời, nó còn giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Trong quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanins giúp làm tăng mức oxit nitric trong máu và giảm sản xuất các phân tử hạn chế mạch máu, điều chỉnh mức huyết áp cao trong cơ thể người bệnh. Một số loại quả mọng mà những người cao huyết áp nên thêm vào chế độ dinh dưỡng đó là: Quả mâm xôi, việt quất, dâu tây, anh đào đen và dâu mâm xôi.

Việt quất là một trong những loại quả mọng rất tốt cho người bệnh cao huyết áp. Ảnh minh họa

Nghiên cứu trên chuyên san Journals of Gerontology Mỹ cũng cho thấy mỗi ngày ăn một chén việt quất sẽ có tác dụng giúp giảm huyết áp tâm thu. Điều này là nhờ việt quất chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho tim mạch. Đặc biệt, trong việt quất có chứa anthocyanin, một chất chống ô xy hóa mạnh. Anthocyanin không chỉ có tác dụng ngăn ngừa ung thư mà còn giúp giảm huyết áp.

Đậu và đậu lăng

Đậu và đậu lăng chứa nhiều chất xơ, kali và magie, có tác dụng điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn những loại đậu này có thể giúp giảm huyết áp cao hiệu quả. Đặc biệt, khi ăn đậu và đậu lăng thay vì các loại thực phẩm khác, sẽ làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở những người có hoặc không bị cao huyết áp.

Chà là

Chà là mang vị ngọt tự nhiên và hàm lượng chất xơ dồi dào. Ngoài chất xơ, chà là còn có kali và magiê. Đây là các loại khoáng chất có tác dụng làm giảm huyết áp. Chà là có thể được ăn tươi hay dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Hạt bí ngô 

Hạt bí ngô là một trong danh sách những loại thực phẩm cho người huyết áp cao. Hạt bí ngô có rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng (kali, magie và arginine), giúp kiểm soát huyết áp cao hiệu quả. Ngoài ra, dầu hạt bí ngô cũng được chứng minh là một phương thuốc tự nhiên, giúp kiểm soát huyết áp cao. Khi bổ sung 3 gram dầu hạt bí ngô mỗi ngày trong vòng 6 tuần, có thể làm giảm đáng kể mức huyết áp tâm thu so với việc dùng giả dược.

Hạt dền

Hạt dền là một trong những thực phẩm cho người huyết áp cao. Khi bổ sung thêm 30 gram hạt dền vào chế độ ăn uống mỗi ngày thì có thể làm giảm 8% nguy cơ huyết áp cao. Ngoài ra, hạt dền cũng chứa nhiều hàm lượng magie. Trong 246 gram (một cốc) hạt dền nấu chín, sẽ cung cấp khoảng 38% nhu cầu magie hàng ngày.

Hạt dẻ cười

Loại hạt này có giá trị dinh dưỡng tương đối cao và việc tiêu thụ chúng có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp khỏe mạnh. Những chất dinh dưỡng trong hạt dẻ cười cũng rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp, đặc biệt là kali. Trong một đánh giá mới đây cho thấy, ăn hạt dẻ cười có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11017:2015 (ISO 5526:2013) về Ngũ cốc, đậu đỗ và các loại hạt khác – Tên gọi

Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoàn toàn tương đương với ISO 5526:2013 đưa ra danh mục tên thực vật học của các loài chính của ngũ cốc, đậu đỗ, các loại hạt khác. Tiêu chuẩn cũng liệt kê các tên thực vật của Hội kiểm nghiệm hạt giống quốc tế (ISTA).

Theo tiêu chuẩn này thì ngũ cốc (cereals) là hạt của các cây trồng thuộc họ Poaceae. Đậu đỗ (pulses) là hạt của các cây trồng thuộc họ Fabaceae. Các loại hạt khác (other food grains) của các cây được trồng không thuộc họ Poaceae cũng không thuộc họ Fabaceae.

Vân Thảo (T/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích