Bảy kỷ vật liên quan Liên Xô thời bao cấp

Trong chuyến đi hữu nghị đến các quốc gia xã hội chủ nghĩa và các nước độc lập, tướng Hiệu đã cùng các đại diện Viêt Nam tham gia các hoạt động giao lưu, chia sẻ tinh thầnh đoàn kết với nhiều nước. Đoàn Việt Nam do ông Lê Duy Văn – đại diện Hội Hữu nghị Việt Nam dẫn đầu, trong khi phía Liên Xô có trưởng đoàn là ông Giéc-man Ti-tốp – một vị Anh hùng vũ trụ và cũng là niềm tự hào của Liên Xô. Đối với tướng Hiệu mà nói, đây là khoảng thời gian mang nhiều ý nghĩa bởi nó gắn liền với sự nghiệp ngoại giao của ông và đánh dấu thời kỳ đặc biệt khi tình hữu nghị Việt-Xô ngày cằng khăng khít.

Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô Giec-man Titop (áo đen) chụp hình lưu niệm cùng các y, bác sĩ năm 1977.

Ảnh chụp tại Liên cô 1977.

Sau chuyến đi đó, những người bạn bè thân thiết của ông tại Liên Xô đã gửi tặng ông ba hiện vật quý giá từ Liên Xô mà ông luôn giữ gìn cho đến ngày nay:

  1. Quạt tai voi: Đây là một món đồ gia dụng quan trọng thời đó. Chiếc quạt đã đồng hành cùng ông từ năm 1977 đến tận ngày nay, chứng minh được độ bền bỉ vượt thời gian. Ông luôn dành lời khen ngợi cho món quà này nhờ độ bền vượt thời gian, đồng thời vì đó là một kỷ niệm quý giá từ những người bạn Liên Xô
  2. Nồi áp suất: Trong thời kỳ bao cấp, sở hữu một chiếc nồi áp suất là niềm mơ ước của nhiều gia đình. Chiếc nồi vừa là vật dụng hữu ích trong gian bếp và cũng là tượng trưng cho sự trân quý của Liên Xô dành cho ông.
  3. Bàn là: Món đồ này cũng là một món quà mang đầy giá trị và hữu dụng, và mặc dù bây giờ nó đã cũ, tướng Hiệu vẫn giữ gìn như một kỷ niệm thiêng liêng.

Những cuốn sách kỷ niệm được Tướng Hiệu yêu thích nhất.

Cùng với những món đồ ấy, tướng Hiệu còn nhận được những cuộn dây mayso – một vật phẩm rất cần thiết thời bao cấp, thường được sử dụng để chế tạo bếp điện. Bên cạnh đó, khi ông đến Bulgaria, ông còn được tặng rất nhiều nước hoa hồng nổi tiếng của đất nước để ông có thể sử dụng và đem về Việt Nam làm quà tặng cho bạn bè, thể hiện sự trân trọng từ phía nước bạn.

Đến năm 1983, khi tướng Hiệu đã trở thành Đại tá Sư đoàn trưởng 320B thuộc Quân đoàn 1, ông được Bộ Quốc phòng cử đi học tại Học viện Quân sự Frunze ở Liên Xô (sau này là của Quân đội Nga, toạ lạc tại Moskva) và giao nhiệm vụ làm lớp trưởng và bí thư chi bộ. Trong thời gian học tập một năm, ông đã tích luỹ thêm kiến thức và tự hào khi được Đại tướng Obaturov – cố vấn của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn.

Đó là cơ hội quý giá giúp ông được học hỏi những kinh nghiệm thực tiến và chiến lược sâu sắc. Trong thời gian ở đó, ông lại tiếp tục nhận được ba món quà quý giá, lưu dấu thêm những kỷ niệm đáng nhớ. Họ đã đóng những món quà vào thùng gỗ và gửi về Hà Nội qua đường biển.

Ảnh tư liệu.

  1. Máy khâu Nga: Món quà này trở thành vật dụng không thể thiếu trong gia đình nhà ông. Mỗi khi có nhu cầu may vá hay sửa chữa quần áo, mọi thành viên trong gia đình đều tin tưởng và gửi gắm vào “đôi bàn tay vàng” của vợ ông.
  2. Saratov (tủ lạnh): Ở thời kỳ bao cấp, tủ lạnh là món đồ cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ. Khi nhận được món quà, ông đã dùng chiếc tủ lạnh để bảo quản thực phẩm cho gia đình, hay để tận hưởng những cốc nước mát mẻ vào những ngày hè oi ả.
  3. Xe đạp Mút-nhích (Minsk): Chiếc xe đạp này là phương tiện để ông đi học trong suốt quãng thời gian hai năm.

Ngoài những món đồ được đề cập ở trên, ông cũng từng sở hữu chiếc áo bay – một món đồ từng rất “hot” tại Việt Nam thời đó, cùng với dây mayso, là hai món đồ rất được người Việt Nam săn đón.

Ảnh chụp Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu năm 1977 tại Liên xô.

Tính từ năm 1977 đến 1983, tướng Hiệu đã nhận tổng cộng bảy hiện vật quý giá từ Liên Xô. Những món quà này gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ trong cuộc đời và sự nghiệp của ông, đồng thời là biểu tượng cho tình bạn, sự đoàn kết và hỗ trợ tận tâm mà Liên Xô dành cho Việt Nam trong những năm tháng gian khó.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích