Phát hiện người thân mắc bệnh mất trí nhớ nhờ 4 câu cửa miệng

Phát hiện người thân mắc bệnh mất trí nhớ nhờ 4 câu cửa miệng

Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm chứng mất trí nhớ nhưng bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua các thói quen thường ngày, giúp dễ điều trị và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Mất trí nhớ là một hội chứng bệnh lý về não ngày càng phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng cao cấp của vỏ não như suy giảm trí nhớ, tư duy, định hướng, nhận biết ngôn ngữ, phán đoán các năng lực học tập, xã hội nhưng ý thức bệnh nhân không bị rối loạn. Những suy giảm này thường tiến triển theo thời gian và khó hồi phục, gây suy sụp đáng kể chức năng trí tuệ cũng như các vận động trong sinh hoạt hàng ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, hiện trên thế giới có khoảng 35,6 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 65,7 triệu người vào năm 2030 và tăng hơn gấp 3 lần lên 115,4 triệu người vào năm 2050.

Hầu hết mọi người bắt đầu có dấu hiệu suy giảm trí nhớ vào giữa những năm 60 tuổi, tuy nhiên, một số người có thể bắt đầu sớm nhất ở độ tuổi 30.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)

Trong một bài phỏng vấn trên “Life Times”, nhà thần kinh học Guo Jifeng – Giám đốc Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Xiangya thuộc Đại học Trung Nam (Trung Quốc) cho biết chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được các triệu chứng của mất trí nhớ từ sớm thông qua một số câu nói cửa miệng của những người lớn tuổi trong gia đình.

Cách phát hiện người mắc bệnh mất trí nhớ

Theo nhà thần kinh học Guo Jifeng, những bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc những người có khuynh hướng sa sút trí tuệ có xu hướng hay quên và tình trạng quên xảy ra rất thường xuyên. Họ thường dễ quên những sự việc xảy ra gần đây, trong khi những sự việc cũ được ghi nhớ rõ ràng hơn. Đáng chú ý, sự bất thường này hoàn toàn có thể phát hiện nếu người bệnh thường xuyên nói bốn câu.

“Bạn vừa nói gì, làm ơn hãy nói lại!”

Đặc điểm nổi bật của bệnh nhân sa sút trí tuệ là mất trí nhớ ngắn hạn nghiêm trọng và khó tập trung. Ngay cả những gì vừa xảy ra hoặc những gì họ vừa nói cũng sẽ bị họ lãng quên. Vì vậy, họ hay yêu cầu đối phương lặp lại những gì vừa nói, thậm chí lặp lại nhiều lần.

“Đồ của tôi bị thất lạc, có ai lấy mất không?”

Trí nhớ ngắn hạn suy giảm và thường không tìm được nhu yếu phẩm hàng ngày, đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Người bệnh không chỉ quên vị trí để đồ vật mà còn có hành vi để đồ vật ở những nới bất thường như cất vào tủ lạnh, tủ quần áo,… Khi không tìm thấy đồ, một số bệnh nhân dễ nẩy sinh tâm lý nghi ngờ những người xung quanh đã lấy trộm đồ của mình dù không có căn cứ.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)

“Đây là đâu, làm thế nào tôi đến được đây?”

Khi căn bệnh tiến triển, khái niệm về thời gian và không gian của bệnh nhân sa sút trí tuệ cũng giảm dần. Dù là nơi người bệnh từng quen thuộc trước đây nhưng bỗng nhiên họ không còn nhận ra nữa. Người bệnh hoàn toàn không nhận thức được chính mình. Họ bị lạc, không thể đọc biển báo trên đường và thậm chí có thể hỏi: “Tại sao tôi lại ở đây?”. Thậm chí, một số bệnh nhân đi kèm với sự suy giảm chỉ số IQ và không thể tự yêu cầu sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài.

“Tất cả các bạn đều không quan tâm đến tôi”

Vỏ não của bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, điều này có thể khiến tâm trạng của họ thay đổi thất thường hoặc đặc biệt nhạy cảm. Phản ứng cảm xúc bất thường của họ không cố định. Một số người chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội, và một số người chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn giữa, họ thường trở nên ngại ngùng khi giao tiếp xã hội. Nếu phải nói gì tiếp theo, họ có thể sẽ lựa chọn ngừng nói.

Guo Jifeng nhắc nhở rằng nếu người thân hoặc bạn bè được phát hiện có các dấu hiệu sa sút trí tuệ kèm suy giảm nhận thức nêu trên thì tốt nhất nên đến khoa thần kinh để khám càng sớm càng tốt, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc trì hoãn quá trình bệnh.

Bạn cũng có thể thích