Những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ: Có quyền tự hào về đứa con của mình

Câu chuyện về việc chị Đào Thanh Hoàn thực hiện ý tưởng triển khai mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người khuyết tật, tự kỷ phát triển bền vững trên địa bàn Hà Nội để thành lập Trung tâm Ngọc Ân cũng gắn liền với nỗi đau của chị, một người mẹ có con tự kỷ. Nhưng dường như càng chia sẻ với cộng đồng, nỗi đau đó càng được xoa dịu.

Theo chị Hoàn, với bất cứ người mẹ nào, việc sinh ra một đứa con tự kỷ là nỗi niềm đau đáu vừa thương con, vừa trăn trở với cái khó khăn, thiệt thòi của con. Với vai trò làm mẹ của mình, chị muốn làm sao để cho con mình bớt thiệt thòi, làm sao để cho con có thể hòa nhập vào trong cộng đồng.

Những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ: Có quyền tự hào về đứa con của mình
Chị Đào Thanh Hoàn tại chương trình tọa đàm Điển hình tiên tiến người tốt việc tốt tôn vinh những bông hoa đẹp Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Với sự thấu hiểu ấy chị đã mạnh dạn và suy nghĩ, nghiên cứu để làm sao mà không chỉ con chị mà tất cả các bạn tự kỷ, khuyết tật, phải có một môi trường giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm tâm lý, bệnh lý để hỗ trợ các bạn ấy trở lên giá trị, thành những con người có ích. Và tôi coi việc đó như việc mài giũa viên ngọc, tìm điểm sáng của viên ngọc đó. Như thế thì sẽ nhiều, thật nhiều những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ như chị cũng được hạnh phúc và phần nào xoa dịu nỗi đau của mình.

“Mong những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ đều có quyền được tự tin và tự hào về những đứa con của mình”, chị Đào Thanh Hoàn bày tỏ.

Và với quyết tâm dám nghĩ và dám làm, cùng với sự ủng hộ động viên của gia đình, Trung tâm giáo dục đặc biệt Ngọc Ân đã được ra đời, triển khai mô hình giáo dục đặc biệt toàn diện, mà ở đó học viên được đánh giá, sàng lọc can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hoà nhập, được rèn luyện kỹ năng sống, được giáo dục thực nghiệm hướng nghiệp, hướng nghiệp nghề cho trẻ và khi trẻ đủ độ tuổi lao động thì tạo việc làm từ chính nghề trẻ đã được trung tâm hướng nghiệp.

Từ đó, tạo việc làm có thu nhập ổn định do chính sức lao động của mình, mang lại cho họ một môi trường học tập thân thiện như chính ngôi nhà của mình, là nơi mà học viên chỉ muốn đến mà không muốn về.

Những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ: Có quyền tự hào về đứa con của mình
Chị Đào Thanh Hoàn là người đầu tiên đưa sản phẩm truyền thống là Oản nghệ thuật của Việt Nam, do người khuyết tật và tự kỷ làm ra diễn đàn thế giới.

Nhìn các con được học tập, được lao động trong môi trường giáo dục phù hợp, tôi cảm thấy hạnh phúc rằng không chỉ nỗi đau của người làm mẹ có đứa con bị tự kỷ như tôi được xoa dịu mà các bà mẹ có con tự kỷ, khuyết tật đều có quyền được tự hào và hạnh phúc khi tất cả các con bị tự kỷ, khuyết tật được sống trong một môi trường học tập, lao động phù hợp đầy ắp những tiếng cười và tình yêu thương.

“Để dạy một đứa trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ tự kỷ, khuyết tật thì càng vất vả, gian nan hơn gấp trăm lần, ngàn lần. Và trong cuộc hành trình đó, người cha, người mẹ mang trong mình tình yêu thương vô bờ bến đã phải nỗ lực hết mình. Và chỉ có sự quyết tâm “dám nghĩ, dám làm” và lòng nhân ái muốn chia sẻ, muốn cho đi, cho đi nhiều hơn và cho đi tốt hơn nữa mới xoa dịu nỗi đau của người mẹ có con khuyết tật”, chị Hoàn chia sẻ.

Cho đến nay, ngoài điều hành trung tâm, chị đã tham gia vào Mạng lưới hỗ trợ phát triển nghề cho người khuyết tật Việt Nam, tham gia tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, quản trị vận hành cho các nhà lãnh đạo các cơ sở giáo dục đặc biệt. Đó là những nỗ lực vô cùng ý nghĩa, để mở rộng khả năng đào tạo và hỗ trợ cho những người khuyết tật đặc biệt.

Những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ đều có quyền tự hào về đứa con của mình
Chị Đào Thanh Hoàn hướng dẫn học sinh tự kỷ, khuyết tật làm sản phẩm nghệ thuật tại Trung tâm Ngọc Ân.

Theo chị Đào Thanh Hoàn, việc nghiên cứu đào tạo, giáo dục cho một người tự kỷ, khuyết tật là một trong những đối tượng giáo dục vô cùng đặc biệt bởi vì giáo dục cho trẻ bình thường đã cần giàu tình thương yêu, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp của một người làm giáo dục thì đối với những người làm giáo dục đặc biệt phải nhân lên rất nhiều lần tình thương yêu, sự trách nhiệm, lòng bao dung.

Do vậy, việc mở rộng khả năng đào tạo và hỗ trợ cho người tự kỷ, khuyết tật là điều mà chị Hoàn luôn trăn trở. Đó là làm sao có thể tìm được một đội ngũ vừa đủ tâm trí, đủ tiềm lực, đủ nhiệt huyết, tình yêu thương rộng lớn để có đủ khả năng yêu thương, bao dung cảm nhận được sự khó khăn, thiệt thòi của các con. Từ đó có phương pháp giáo dục đặc biệt hiệu quả để hóa giải, bù đắp sự khó khăn thiệt thòi và chuyển hóa các con trở thành những con người có ích trong xã hội.

Và những ước mơ, ngày hôm nay, chị là một người phụ nữ rất hạnh phúc và may mắn, được dẫn dắt, phát triển Trung tâm giáo dục đặc biệt Ngọc Ân trở thành một cơ sở giáo dục đặc biệt đầu tiên tại thành phố Hà Nội có mô hình giáo dục đặc biệt toàn diện để hỗ trợ trẻ tự kỷ, người khuyết tật phát triển bền vững.

Những người mẹ có con khuyết tật, tự kỷ: Có quyền tự hào về đứa con của mình
Đến nay, Trung tâm Ngọc Ân đã xây được hệ thống giáo dục đặc biệt toàn diện trên cả nước với 5 cơ sở trong các lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho trẻ rối loạn phát triển và người yếu thế trong xã hội.

Trải qua hơn 4 năm hoạt động, Trung tâm Ngọc Ân đã thực hiện rất tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc kết hợp hài hòa giữa y tế – giáo dục – gia đình. Tự hào và vinh dự được các cơ quan hữu quan, chuyên gia, các cấp, các ngành đánh giá bình chọn và khen thưởng nhiều giải thưởng cao quý trong việc nghiên cứu và ứng dụng tri thức học, tâm lý xã hội học vào thực tiễn để chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, người khuyết tật.

Đến nay, Trung tâm Ngọc Ân đã xây được hệ thống giáo dục đặc biệt toàn diện trên cả nước với 5 cơ sở trong các lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho trẻ rối loạn phát triển và người yếu thế trong xã hội. Chị Đào Thanh Hoàn chú trọng việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt để hỗ trợ trẻ tự kỷ, người khuyệt tật được tốt trong việc lựa chọn và học nghề theo khả năng, theo tư duy của mình, được làm việc, có thu nhập khẳng định năng lực của mình.

Diệp Anh

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích