Dự án cao tốc Bắc – Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền

(Xây dựng) – Theo Bộ Giao thông vận tải, đối với 10 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa, có tổng nhu cầu vật liệu đá cho dự án cần gần 20 triệu m3. Khối lượng trên đang được lấy từ 90 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng hơn 186 triệu m3, tổng công suất khai thác hiện nay khoảng gần 11,5 triệu m3/năm. Khả năng cung ứng của các mỏ đáp ứng yêu cầu.

Dự án cao tốc Bắc - Nam cơ bản đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền
Các địa phương đã hoàn thành cấp bản xác nhận khối lượng 19/19 mỏ, các nhà thầu đang khai thác 19/19 mỏ với tổng trữ lượng hơn 6 triệu m3, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Về vật liệu cát, theo tính toán, nhu cầu cần cho dự án cần khoảng gần 10 triệu m3. Trong đó, hơn 4,7 triệu m3 lấy từ 77 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng khoảng gần 10,7 triệu m3; Hơn 5,5 triệu m3 được lấy từ 19 mỏ mới chưa khai thác với tổng trữ lượng khoảng hơn 13 triệu m3.

Tính đến cuối tháng 9/2024, các địa phương đã hoàn thành cấp bản xác nhận khối lượng 19/19 mỏ, các nhà thầu đang khai thác 19/19 mỏ với tổng trữ lượng hơn 6 triệu m3, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Về tiến độ đưa cát biển phục vụ thi công dự án, theo Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở kết quả thí điểm, chủ đầu tư dự án đang tiếp tục triển khai thí điểm mở rộng trên tuyến chính của dự án từ Km81 – Km 126+223 và đoạn tuyến nối từ Km 6+522 đến Km 16+510 tại dự án đoạn Hậu Giang – Cà Mau. UBND Sóc Trăng đã cấp bản xác nhận từ ngày 21/6/2024 với tổng trữ lượng 5,5 triệu m3. Nhà thầu đã hoàn tất các thủ tục và bắt đầu khai thác từ ngày 29/6/2024.

Riêng vật liệu đất, nhu cầu phục vụ thi công các dự án khoảng 50 triệu m3. Trong đó, 2,7 triệu m3 lấy từ 21 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng hơn 10 triệu m3, tổng công suất khai thác khoảng hơn 3 triệu m3/năm, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

“Với khối lượng còn thiếu, hồ sơ mỏ vật liệu đã xác định cần khai thác hơn 43 triệu m3 từ 58 mỏ chưa khai thác có tổng trữ lượng gần 47 triệu m3. Các địa phương đã cấp bản xác nhận khối lượng khai thác 58/58 mỏ do nhà thầu thi công đăng ký. Các nhà thầu đã khai thác 55/58 mỏ với trữ lượng hơn 43 triệu m3.

Còn lại 3 mỏ đất phục vụ thi công các đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ (1 mỏ), Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (2 mỏ) đang trong quá trình thỏa thuận với chủ sở hữu về giá chuyển nhượng và hoàn thiện thủ tục để khai thác không ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Đối với 2 dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Cà Mau, theo Bộ Giao thông vận tải, tổng nhu cầu vật liệu đá thi công cần khoảng 2,2 triệu m3, đất đắp khoảng 1,5 triệu m3 lấy từ các mỏ đang khai thác trong khu vực với khả năng cung ứng đáp ứng được các yêu cầu.

Riêng vật liệu cát đắp nền, tổng nhu cầu khối lượng khoảng 18,5 triệu m3. Đến cuối tháng 9/2024, hơn 28 triệu m3 đã xác định được nguồn cung (An Giang 6,8 triệu m3, Đồng Tháp 7 triệu m3, Vĩnh Long 5 triệu m3, Tiền Giang 2 triệu m3, Bến Tre 2 triệu m3, Sóc Trăng 5,5 triệu m3).

Gần 23 triệu m3 đã cấp bản xác nhận, đủ điều kiện khai thác (An Giang 6,8 triệu m3, Đồng Tháp 7 triệu m3, Vĩnh Long 3,5 triệu m3, Sóc Trăng 5,5 triệu m3). Khoảng 5,5 triệu m3 còn lại đang được các bên liên quan hoàn tất thủ tục khai thác (Tiền Giang 2 triệu m3, Bến Tre 2 triệu m3, Vĩnh Long 1,5 triệu m3). Ngoài ra, bảo đảm công suất khai thác, tỉnh An Giang đã điều phối cho dự án 1,4 triệu m3 từ nguồn của cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong giai đoạn 2022-2025 đồng loạt triển khai nhiều dự án đường cao tốc, như: Cần Thơ-Cà Mau; Châu đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; Mỹ An-Cao Lãnh… Chỉ tính riêng nhu cầu cát đắp nền đường của dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Hậu Giang và Hậu Giang-Cà Mau đã cần khoảng 18,5 triệu m3.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Giao thông vận tải đã giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền. Đánh giá kết quả việc sử dụng cát biển để đắp nền là khả thi, tuy nhiên, cần thí điểm mở rộng với quy mô lớn hơn để tiếp tục nghiên cứu đánh giá.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã tổ chức thí điểm mở rộng thi công sử dụng cát biển tại Dự án thành phần Hậu Giang- Cà Mau đối với đoạn tuyến qua các tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích