Vì sao các hóa chất phthalates, triclosan, bisphenol A trong mỹ phẩm gây nguy hiểm sức khỏe?
Phthalates là hợp chất được sử dụng làm chất hóa dẻo dạng lỏng, thường được tìm thấy trong bao bì thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân như sơn móng tay, keo xịt tóc, sữa rửa mặt, dầu gội, son môi, nước hoa, kem dưỡng da… Các dạng phthalates phổ biến là Dibutylphthalate (DBP), Dimethylphthalate (DMP), Diethylphthalate (DEP).
Chất này có tác dụng ổn định hương thơm, tăng khả năng lan tỏa và hấp thụ, giúp các sản phẩm nhựa, màng nhựa, bao bì bền, dẻo, khó vỡ hơn. Song, tiếp xúc thường xuyên có thể làm giảm nồng độ testosterone và estrogen, cản trở hoạt động của hormone tuyến giáp, gây ảnh hưởng chức năng tuyến giáp… Nó có thể dẫn đến suy buồng trứng sớm ở nữ, vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non và đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Trẻ tiếp xúc với Phthalates nhiều có nguy cơ dậy thì sớm, dị ứng, chàm, hen suyễn…
Triclosan là hóa chất có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa hoặc dừng sự phát triển của vi khuẩn. Chất này có thể tìm thấy trong sữa tắm dạng lỏng, sữa rửa mặt, xà phòng, nước súc miệng, nước rửa tay, kem cạo râu, dung dịch xịt khử mùi cơ thể, thảm trải sàn, đồ chơi trẻ em, đồ dùng nhà bếp. “Tiếp xúc thường xuyên với triclosan lượng lớn có thể làm giảm một số hormone tuyến giáp, dẫn đến rối loạn nội tiết”, chuyên gia y tế cho biết và nói thêm tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ kích ứng da, dị ứng, xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Bisphenol A (BPA) được giải phóng từ các loại hộp, cốc nhựa, đồ chơi, bao bì thực phẩm, thiết bị điện tử, đường ống dùng để cung cấp nước uống. Chất này có cấu trúc tương tự estradiol, thường gây dậy thì sớm và các rối loạn về hành vi tình dục, khả năng sinh sản. Tiếp xúc với BPA có liên quan đến việc tăng đề kháng insulin, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, ảnh hưởng hệ miễn dịch, nguy cơ dị ứng.
Giảm sử dụng cốc, bát, đũa, hộp thức ăn bằng nhựa, xốp, nhất là khi đựng thực phẩm, đồ uống nóng. Không nên đựng thức ăn bằng đồ nhựa khi hâm nóng bằng lò vi sóng.
Tuyến nội tiết phân bố khắp cơ thể, có vai trò sản xuất, lưu trữ và giải phóng nhiều loại hormone vào trong máu. Nhờ đó, điều hòa và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển, trao đổi chất, chức năng tình dục, sinh sản, chu kỳ giấc ngủ, tâm trạng cho con người.
Nồng độ hormone nội tiết có thể mất cân bằng do nhiều yếu tố như căng thẳng, thay đổi nội tiết tố khi dậy thì, mang thai, mãn kinh, mắc bệnh ung thư, tuyến giáp. Thói quen sinh hoạt và tiếp xúc với môi trường sống, hóa chất độc hại cũng tác động đến nồng độ hormone này.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Hồng, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết có gần 85.000 hóa chất tồn tại, trong đó có khoảng 1.000 chất gây rối loạn nội tiết. Chúng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm hàng ngày, thông qua tiếp xúc da, không khí, nước và chế độ ăn uống.
Khi được cơ thể hấp thu, hóa chất này có thể làm giảm hoặc tăng nồng độ hormone bình thường trong máu bằng cách cản trở quá trình sản xuất hormone tự nhiên, phân bố, lưu trữ và phân hủy các hormone trong cơ thể. Một số loại có cấu trúc tương tự, bắt chước tác dụng hormone tự nhiên hoặc thay đổi mức độ nhạy cảm của cơ thể với các hormone khác nhau. Từ đó, làm giảm khả năng sinh sản, suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ béo phì, dậy thì sớm và các bệnh rối loạn chuyển hóa…
Một số loại hóa chất tiềm ẩn trong các vật dụng hàng ngày có khả năng gây rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ giới.
Nhà nghiên cứu Patricia Hunt, Đại học Ƅang Washington và các đồng nghiệρ đã phát triển cách đo nồng độ ƁPA chính xác trong cơ thể bằng cách đo trực tiếρ các chất chuyển hóa BPA trong nước tiểu. Họ đã tìm thấу mức độ BPA lên tới 44 lần so với mức được sử dụng làm cơ sở cho các quу định của FDA, dựa trên các phép đo gián tiếρ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấу điều này đáng báo động và họ cho rằng quу định đối với một số chất khác cũng có thể dựa trên các phép đo không chính xác tương tự. Đó là các chất ρaraben sử dụng trong bảo quản mỹ phẩm, dược ρhẩm; chất benzophenone sử dụng trong son dưỡng môi, sơn móng tɑy và kem chống nắng; chất triclosan để kháng khuẩn và kháng nấm có trong một số sản ρhẩm tiêu dùng như kem đánh răng, xà ρhòng, chất tẩy rửa, đồ chơi và tẩy trùng trong ρhẫu thuật; chất phthalates hóa dẻo thường được thêm vào nhựɑ để tăng tính linh hoạt, trong suốt, độ Ƅền và tuổi thọ. “Giả thuyết của chúng tôi là nếu điều này đúng với BPA, thì nó có thể đúng với tất cả các hóa chất khác được đo gián tiếp”, đồng tác giả Roу Gerona, trợ lý giáo sư tại Đại học Ϲalifornia nói trong một tuyên bố.
Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục xem xét nghiên cứu các hóɑ chất đó, cũng như hợp chất được sử dụng để thɑy thế BPA trong các sản phẩm được dán nhãn không chứa BPA và không phân hóa tương tự như BPA.
Thanh Hiền (t/h)