Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt

Chương trình do Câu Lạc bộ Áo dài Việt Nam và Học viện SVF Academy phối hợp thực hiện, với sự góp mặt của 65 nhà thiết kế áo dài đến từ ba miền Bắc – Trung – Nam.

Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt
“Đêm hội áo dài” là nơi 65 nhà thiết kế gặp gỡ và lan tỏa vẻ đẹp của 63 tỉnh thành, hướng tới xây dựng và phát triển áo dài Việt trở thành di sản của Việt Nam.

Mỗi bộ sưu tập áo dài trong đêm hội đều mang đậm phong cách riêng, lấy cảm hứng từ các di sản văn hóa nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và nét đẹp văn hóa dân gian của Việt Nam. Từng mẫu áo dài không chỉ tôn vinh vẻ đẹp truyền thống mà còn kết nối giữa quá khứ và hiện tại, hướng tới tương lai.

Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt
Bộ sưu tập Dấu ấn hỷ sự của nhà thiết kế Thúy Nguyễn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

Một trong những điểm nhấn nổi bật là phần trình diễn bộ sưu tập Quốc Kỳ và bộ sưu tập Hội Họa của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam. Bộ sưu tập Quốc Kỳ là lời tri ân đến tinh thần đoàn kết quốc tế, tôn vinh vẻ đẹp quốc kỳ của các nước. Trong khi đó, bộ sưu tập Hội Họa mang đến sự kết hợp tuyệt vời giữa thời trang và hội họa, lấy cảm hứng từ các kiệt tác hội họa bất hủ trên thế giới.

Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt
Bộ sưu tập Linh Phụng của nhà thiết kế Cẩm Sa lấy cảm hứng từ Phượng Hoàng – loài chim biểu trưng cho đức hạnh, nhân ái và sự bao dung giúp tôn vinh vẻ đẹp quyền quý và đầy khí chất của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.

Đặc biệt, màn trình diễn bộ sưu tập Hội Họa đã có sự góp mặt của Phu nhân đại sứ Cộng Hòa Séc, Phu nhân Đại Sứ Haiti cùng các nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Lan Hương, NSND Minh Hòa, NSƯT Chiều Xuân và nghệ sĩ, diễn viên Trà My. Những phần trình diễn này không chỉ tôn vinh áo dài mà còn thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa và nghệ thuật, làm nổi bật giá trị trường tồn của áo dài trong nền văn hóa Việt Nam.

Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt
Bộ sưu tập Cưới hỏi của nhà thiết kế Thu Thảo là biểu tượng của sự thanh lịch và truyền thống trong ngày trọng đại.

“Đêm hội Áo dài 2024” đã góp phần quảng bá mạnh mẽ áo dài Việt Nam tới công chúng Thủ đô và du khách quốc tế, đồng thời tôn vinh tâm huyết và tài năng của các nhà thiết kế, những người đã mang đến cho công chúng những bộ sưu tập đầy sáng tạo và giá trị văn hóa sâu sắc.

Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt
Bộ sưu tập “Công giáo Bắc Bộ” của nhà thiết kế Lê Hiếu – Diễm Hoa là sự hòa quyện giữa văn hóa công giáo và các yếu tố văn hóa bản địa tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc và ý nghĩa.

“Đêm hội Áo dài 2024” không chỉ là một sự kiện thời trang mà còn là dịp để tôn vinh văn hóa, di sản, và nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các nhà thiết kế áo dài tài năng mang sản phẩm của mình đến gần hơn với khán giả, đồng thời lan tỏa giá trị của áo dài – biểu tượng văn hóa trường tồn của dân tộc – ra thế giới.

Đêm hội Áo dài 2024: Giao thoa văn hóa và sáng tạo thời trang Việt
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh trao kỷ niệm chương và chứng nhận cho đạo diễn Đỗ Bảo Ngọc, cô và ekip đã góp phần tạo nên thành công của “Đêm hội áo dài” để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả, góp phần quảng bá áo dài – biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Sự kiện này là một phần quan trọng của Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 do Sở Du lịch Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức. Chuỗi sự kiện nhằm tôn vinh và quảng bá vẻ đẹp của áo dài – biểu tượng văn hóa và di sản độc đáo của dân tộc.

Phương Bùi

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích