Tỷ giá USD hôm nay (7/10): Đồng USD sẽ tiếp đà tăng?
Ảnh minh họa. |
Thị trường trong nước chứng kiến nhiều biến động của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước và giá bán USD tại một số ngân hàng thương mại lớn. Đầu tuần tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở các ngân hàng thương mại lớn giảm xuống và tăng lên vào cuối tuần.
Giá bán ra công bố ở các ngân hàng thương mại không cùng mức và có sự chênh lệch giữa các ngân hàng. Cụ thể, tỷ giá trung tâm công bố ở phiên giao dịch đầu tiên hôm thứ Hai là 24.093 đồng/USD. Giá bán giảm xuống mức thấp nhất tuần với 24.081 đồng/USD vào thứ Ba và quay đầu đi lên từ thứ Tư, đạt mức cao nhất 24.115 đồng/USD. Đây cũng là mức giá niêm yết nghỉ cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ở một số ngân hàng thương mại lớn công bố giá bán mở đầu tuần hôm thứ Hai là 24.780 đồng/USD. Sang thứ Ba, giá bán hạ xuống còn 24.730 đồng/USD. Giá bán quay đầu đi lên từ thứ Tư và liên tục tăng lên đạt mức cao nhất tuần vào chốt phiên thứ Sáu đạt 25.027 đồng/USD.
Thị trường tự do tuần qua biến động với biên độ dao động là 190 – 280 đồng mua vào và bán ra. Tỷ giá ở mức cao nhất hôm thứ Hai đạt 25.230 – 25.330 đồng/USD và chạm mức thấp nhất còn 25.040 – 25.100 đồng/USD hôm thứ Năm. Tỷ giá tự do cập nhật hồi 19h chủ Nhật là 25.110 – 25.210 đồng/USD, giữ nguyên so với phiên trước đó.
Thị trường thế giới, đồng USD đã tăng mạnh vào tuần trước. Chỉ số này tăng vọt hơn 2%, vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng là 101. Chỉ số này đã chốt phiên tuần ở mức 102,49 – tăng 2,1% trong tuần. Đồng bạc xanh tăng giá khi tâm lý thị trường chuyển sang lo sợ rủi ro về tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Chỉ số DXY có khả năng tiếp tục bứt phá mạnh trên mức 101. Chỉ số này hiện sẽ được hỗ trợ trong vùng 101,80-101,50. Chỉ số DXY có tiềm năng tăng lên vùng 103,50-104 trong những tuần tới.
Nhìn từ bức tranh toàn cảnh, mức tăng gần đây từ khoảng 100 được duy trì tốt. Do đó, chỉ số DXY có khả năng tăng lên 105-106, mức cao nhất của phạm vi, trong những tháng tới. Trường hợp chỉ số này giảm xuống dưới mốc 101,50; triển vọng ngắn hạn sẽ trở nên tiêu cực trở lại.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng vọt vượt qua ngưỡng kháng cự ở mức 3,83% vào tuần trước. Mức kháng cự trước mắt là 4,05%. Trên mức 4,15% đó sẽ là ngưỡng kháng cự quan trọng tiếp theo cần theo dõi. Không thể loại trừ khả năng lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng chạm các mốc kháng cự này trong một hoặc hai tuần tới.
Diễn biến giá quanh mức 4,15% sẽ cần được theo dõi chặt chẽ. Sự đảo chiều từ 4,15% có thể khiến lợi suất giảm xuống còn 4% và thấp hơn nữa.
Chỉ số EUR/USD đã giảm, phá vỡ phạm vi 1,10-1,12. Điều đó khiến triển vọng trước mắt là giảm. Mức kháng cự hiện sẽ nằm trong vùng 1,10-1,1030.
Đồng EUR có thể kiểm tra mốc 1,09-1,0880 trong tuần này. Một sự phá vỡ dưới mốc 1,0880 sẽ kéo theo sự sụt giảm kéo dài đến 1,08.
Theo chuyên gia phân tích thị trường tài chính Noreen Burke chia sẻ nhận định của mình về diễn biến thị trường tuần tới trên Investing.com: “Dữ liệu lạm phát của tháng 9 vào thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy áp lực giá tiếp tục giảm nhẹ vào cuối quý 3.
Dữ liệu này, xuất hiện sau báo cáo việc làm mạnh mẽ của thứ sáu, có khả năng định hình kỳ vọng về quy mô và tốc độ cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang (FED) trong những tháng tới. Dữ liệu lạm phát giá sản xuất công bố vào thứ Sáu cũng dự kiến sẽ cho thấy lạm phát sẽ ổn định hơn.
Nguồn: Báo lao động thủ đô