Trẻ thừa cân béo phì 5 – 19 tuổi tăng gấp đôi trong 10 năm

Trẻ thừa cân béo phì 5 – 19 tuổi tăng gấp đôi trong 10 năm

Thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện đang có xu hướng tăng tại Việt Nam.

Nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì ở Việt Nam

Cho rằng thừa cân
béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh không lây nhiễm, tuy nhiên
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho
biết, số liệu điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ (5-19 tuổi) bị thừa cân, béo phì tại nước ta đã tăng hơn gấp đôi sau 10 năm. So với nhiều nước trong khu vực,
Việt Nam vẫn may mắn khi tỷ lệ vẫn ở mức thấp.

Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Thị
Lâm cho biết thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và
năng lượng tiêu hao.

Dẫn báo cáo An ninh
Lương thực và Dinh Dưỡng ASEAN năm 2021, PGS Lâm đưa ra các con số, trong tổng
năng lượng nạp vào cơ thể người Việt hàng ngày từ đồ ăn và thức uống thì ngũ cốc
và thịt chiếm nhiều nhất (51,4% và 15,5%), các thực phẩm khác là (22,6%), rau
và hoa quả (6,9%), đường chỉ chiếm chưa tới 3,6%.

Dựa trên khảo sát của
Nielsen thực hiện tại Việt Nam năm 2020, lượng đường trung bình trong nước giải
khát là khoảng 11 g/100 ml; trong khi đó lượng đường trung bình trong các sản
phẩm bánh kẹo là khoảng 29g/ 100g, trong đó một số loại vượt ngưỡng 40g/100g
như kẹo dẻo 46,6g.

Có quá nhiều các loại
thực phẩm có chứa đường trên thị trường và mức tiêu thụ của các loại thực phẩm
này còn nhiều hơn nhiều so với nước ngọt. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết mức
tiêu thụ thường xuyên bánh, kẹo ở học sinh là 51,1% ở thành thị và 56,4% ở nông
thôn, trong khi nước ngọt chỉ là 16,1% ở thành thị và 21,6% ở nông thôn.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng nhắc đến việc ít vận động thể lực và thời gian tĩnh tại nhiều lại có đóng góp đáng kể vào tình trạng gia tăng thừa cân béo phì ở lứa tuổi học đường. Tại Việt Nam, có khoảng 86,3% thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 11 đến 17 thiếu hoạt động thể chất.

Nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2011 cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em từ 6-11 tuổi ở khu vực thành thị đạt mức khuyến nghị về hoạt động thể lực chỉ là 32,5% trong khi tỷ lệ này ở nông thôn là 59,9%. Thời gian tĩnh tại trong ngày của lứa tuổi học sinh chủ yếu là dành cho mạng xã hội (95,9%); game, máy tính, điện thoại (76,3%); làm máy tính (60,2%).

Một nghiên cứu cắt ngang tại TPHCM cũng cho thấy, năng lượng ăn vào vượt mức khuyến nghị gần 155% ở trẻ 6 tuổi và hơn 113% ở trẻ 9 tuổi. Lượng protein tiêu thụ ở trẻ béo phì cao hơn 150% mức khuyến nghị.

Trong khi lượng chất xơ trong khẩu phần ăn chỉ dưới 10gr/ngày, trong khi khuyến nghị là 14gr chất xơ cho mỗi 1.000 calo. Khẩu phần ăn dư thừa protein, đặc biệt là protein động vật có thể dẫn đến một số bệnh như gút, rối loạn mỡ máu, béo phì.

Sử dụng nhiều nước ngọt, ít vận động,… là những nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì (Ảnh minh họa)

Làm gì để không trở thành ‘nạn nhân’ của thừa cân béo phì và bệnh không lây nhiễm?

Để phòng chống bệnh
không lây nhiễm nói chung, trong đó có thừa cân béo phì, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
cho rằng đẩy mạnh giáo dục và truyền thông về dinh dưỡng hợp lý, cùng đó cần
khuyến khích các hoạt động và phong trào luyện tập thể dục, thể thao cho cộng đồng,
nhất là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên để duy trì lối sống lành mạnh…

Đồng thời các
chuyên gia cũng khuyến nghị các cơ quan quản lý thị trường và an toàn thực phẩm
cần giám sát và quản lý việc thực hiện dán nhãn dinh dưỡng một cách chặt chẽ.
Các loại thực phẩm đều phải có nhãn dinh dưỡng với các nội dung theo quy định mới
được lưu hành trên thị trường.

Cùng với đó cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và giới hạn
các loại thực phẩm, đồ uống đường phố hiện đang không đảm bảo về dinh dưỡng và
vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Kinh nghiệm quốc tế
cũng cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc
biệt lên đồ uống có đường nhưng tỷ lệ tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục gia
tăng đều qua các năm như Chile, Mexico, Ấn Độ, Bỉ, Phần Lan…

Bạn cũng có thể thích