Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo các loại đồ uống trẻ em nên hạn chế vì có thể gây hại sức khỏe

Nước và sữa là tất cả những đồ uống trẻ em cần. Vì vậy, không nên cho trẻ uống nhiều loại đồ uống khác như những đồ uống bán đóng chai thường chứa nhiều đường hơn mức trẻ cần trong một ngày và có thể góp phần gây ra tình trạng sức khỏe kém.

Đồ uống có đường bổ sung

AHA khuyến cáo, đồ uống có thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác như nước ép trái cây, soda không tốt cho sức khỏe của bé. Lượng đường bổ sung cho trẻ 2-18 tuổi không quá 25 g mỗi ngày. Đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường type 2, gan nhiễm mỡ. Uống nhiều đồ ngọt cũng có thể khiến trẻ tăng cân, răng sâu.

Cha mẹ nên giải thích đơn giản cho bé về tác hại nếu ăn quá nhiều đường. Hiểu được điều này có thể giúp bé tự đưa ra lựa chọn đồ uống tốt hơn. Cha mẹ sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với lứa tuổi để bé hiểu nhanh nhất.

Đồ uống trẻ em nên hạn chế đó là chứa nhiều đường, cà phê, sữa có hương vị. Ảnh minh họa

Cà phê

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị, uống cà phê mỗi sáng đem lại nhiều lợi ích cho người trưởng thành. Đồ uống này chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ mô cơ khỏi bị tổn thương. Tuy nhiên nếu trẻ tiêu thụ cà phê nhiều có thể ảnh hưởng đến các hormone liên quan đến quá trình trao đổi chất của cơ, khả năng thúc đẩy bảo vệ cơ bắp. Vì vậy mỗi không nên tiêu thụ quá 400 mg caffeine, tương đương 4-5 tách cà phê mỗi ngày.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ lưu ý, caffeine có thể gây ra tình trạng bồn chồn, nhịp tim nhanh, huyết áp cao, lo lắng và rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Trẻ uống cà phê mỗi ngày là thói quen không tốt, dễ bị nghiện, khó bỏ. Lượng caffeine với trẻ trên 12 tuổi không nên quá 85-100 mg mỗi ngày, nên tránh hoàn toàn đối với trẻ dưới 12 tuổi.

Nước tăng lực

AHA khuyến cáo, đồ uống này góp phần tăng cường năng lượng, cải thiện tinh thần nhanh chóng, song chứa lượng lớn caffeine, guarana, taurine. Một số loại đồ uống tăng lực có thể có hơn 100 mg caffeine trong khẩu phần 354 ml. Lượng caffeine lớn cũng làm giảm độ nhạy cảm insulin, gây nôn nhẹ, co giật và trong trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Nước lọc, sữa từ thực vật và sữa bò ít đường, một số loại trà thảo mộc có lợi cho trẻ em. Uống đủ nước góp phần duy trì sức khỏe tổng thể của bé, giảm nguy cơ sâu răng, cải thiện chức năng não bộ, quá trình trao đổi chất. Sữa cung cấp cho trẻ protein, canxi, phốt pho, magiê… quan trọng với xương, hỗ trợ trẻ tăng trưởng. Mẹ có thể tự làm sinh tố giàu dưỡng chất, không chứa nhiều đường cho bé. Sử dụng những loại đồ uống này thay cho đồ uống có đường, nhiều calo, đồ uống thể thao.

Nước trái cây

Ngay cả nước trái cây 100% cũng nên được hạn chế nghiêm ngặt. Mặc dù nó có thể chứa một số vitamin nhưng những đồ uống này có nhiều đường và calo, ít chất xơ lành mạnh có trong trái cây nguyên quả. Vì có vị ngọt nên khi cho trẻ uống nước trái cây, rất khó để cho trẻ uống nước thường.

Lưu ý, trẻ em dưới một tuổi không nên uống bất kỳ loại nước trái cây nào. Trẻ em từ 1-3 tuổi không nên uống quá 120ml nước trái cây mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, chỉ nên dùng nước trái cây nếu không có cả trái cây. Trẻ em từ 4 – 6 tuổi, không quá 180ml mỗi ngày và đối với trẻ em từ 7- 8 tuổi, không quá 250ml mỗi ngày.

Sữa có hương vị

ThS.BS Châu Tố Uyên, Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù canxi và vitamin có trong sữa nhưng sữa có hương vị có thể có lượng đường cao hơn nhiều. Nên tránh những loại đường bổ sung từ những sản phẩm này để hạn chế sở thích vị ngọt, khiến trẻ không thích uống sữa thông thường.

Quy định về kỹ thuật trong chế biến đồ uống không cồn

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6-2:2010/BYT về các sản phẩm đồ uống không cồn quy định về kỹ thuật trong chế biến đồ uống không cồn, nước sử dụng để chế biến đồ uống không cồn phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Yêu cầu về an toàn thực phẩm của đồ uống không cồn, giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn, các chỉ tiêu vi sinh vật phải dáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này. Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng phù hợp với quy định hiện hành.

Có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương với các phương pháp quy định kèm theo các chỉ tiêu quy định. Số hiệu và tên đầy đủ của phương pháp lấy mẫu và các phương pháp thử được quy định quy chuẩn này.

Trong trường hợp cần kiểm tra các chỉ tiêu chưa quy định phương pháp thử tại quy chuẩn này, Bộ Y tế sẽ quyết định căn cứ theo các phương pháp hiện hành trong nước hoặc ngoài nước đã được xác nhận giá trị sử dụng. Việc ghi nhãn các sản phẩm đồ uống không cồn phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Vân Thảo (T/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích