Vĩnh Long: Nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ

(Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 1779/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Vĩnh Long: Nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ
Huyện Mang Thít – “vương quốc” gạch gốm mỹ nghệ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long.

Quyết định UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024 (kèm theo Kế hoạch số 80/KH-SCT ngày 13/8/2024 của Sở Công Thương).

UBND tỉnh Vĩnh Long giao Sở Công Thương Vĩnh Long chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024 theo đúng quy định hiện hành.

Đồng thời, giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm về các nội dung chi và định mức chi tại kế hoạch, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định.

Trước đó, ngày 13/8/2024, Sở Công Thương Vĩnh Long đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-SCT thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Sở Công Thương Vĩnh Long cho biết, thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 năm 2024, Sở Công Thương đã triển khai đề án đến Hiệp hội Gạch gốm mỹ nghệ Vĩnh Long, Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Long, Phòng Kinh tế và Hạ tầng Long Hồ và Mang Thít, các doanh nghiệp sản xuất gốm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp. Sở Công Thương đã tổng hợp nhu cầu và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

Vĩnh Long: Nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ
Con đường gốm đỏ Vĩnh Long trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024.

Mục đích là thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 cho năm 2024 nhằm tiếp tục duy trì và phát triển ngành sản xuất gốm góp phần bảo tồn các làng nghề gốm, đồng thời thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Triển khai các chính sách hỗ trợ của Đề án nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Kinh phí thực hiện Đề án trong năm 2024 là 1.456.035.000 đồng, trong đó kinh phí Đề án hỗ trợ 727.835.000 đồng, kinh phí đối ứng của cơ sở, doanh nghiệp 728.200.000 đồng, nguồn kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 năm 2024. Nguồn tiền này hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới (thuê tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm gốm); Tổ chức tập huấn về nâng cao kỹ năng, năng lực quản lý, chuyên môn; tập huấn phổ biến kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, kiến thức về công tác xuất nhập khẩu hàng hóa cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm, Hiệp hội Gạch gốm mỹ nghệ Vĩnh Long…

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích