Lũ lịch sử ở Thái Nguyên, nhiều xã phường ngập sâu

Lũ lịch sử ở Thái Nguyên, nhiều xã phường ngập sâu

Mực nước lũ trong sông lên cao đã gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến giao thông và đời sống của nhiều vùng dân cư sinh sống dọc hai bờ sông Cầu tại các huyện: Đồng Hỷ, Phú Bình, TP.Phổ Yên và TP.Thái Nguyên

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, trong 24 giờ qua, khu vực tỉnh đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 – 200 mm, có nơi lên tới 296,6 mm như Yên Đổ (Phú Lương) và Bảo Linh (Định Hóa). Mực nước lũ trong sông Cầu đã lên cao, gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến giao thông và đời sống của nhiều vùng dân cư sinh sống dọc theo hai bờ sông Cầu.

Tính đến trưa 9/9, trên 3.000 hộ tại 22 xã, phường của thành phố đã bị ngập úng, cô lập. Lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển hàng trăm hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, tình hình vẫn rất nghiêm trọng, khi nhiều người dân vẫn đang mắc kẹt trong vùng lũ.

tm-img-alt
Công an và bộ đội cả ngày dầm mình trong lũ lớn để đưa dân đến nơi an toàn.

Lực lượng chức năng đã không ngừng nỗ lực cứu hộ người dân. Đến tối muộn 9/9, nhiều người tập trung ở phường Quang Vinh bị ngập sâu trong nước để tiến hành các phương án cứu nạn. Họ đã sử dụng mọi phương tiện có thể để đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên cảnh báo rằng đây là trận lũ có diễn biến rất phức tạp, có nguy cơ sạt lở bờ sông, đê bao, gây ngập úng vùng trũng thấp. Mực nước sông Cầu đã đạt mức 2.871 cm, cao 171 cm so với trận lũ lịch sử ngày 2/7/1959. Dự báo lũ trên sông Cầu có thể tiếp tục lên chậm dần và có khả năng đạt đỉnh.

tm-img-alt
17 xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bị ngập.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, mực nước lũ trong sông Cầu lên cao, đã gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến giao thông đi lại và đời sống của nhiều vùng dân cư sinh sống dọc theo hai bờ sông Cầu, đi qua các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP Phổ Yên và TP Thái Nguyên…  Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Thái Nguyên nhận định, đây là trận lũ có diễn biến rất phức tạp, mưa lớn cục bộ và việc vận hành điều tiết các hồ phía thượng lưu làm gia tăng mức độ ngập lụt ven sông kéo dài, có nguy cơ sạt lở bờ sông, đê bao, gây ngập úng vùng trũng thấp, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, gây ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven các sông, suối và những điểm xung yếu như bờ ta luy cao, bãi thải.

Đến 21h tối 9/9, mực nước sông Cầu là 2.871 cm, cao 171 cm so với trận lũ lịch sử ngày 2/7/1959 tuy nhiên, nước đã đứng được nhiều giờ. Dự báo lũ trên sông Cầu có thể tiếp tục lên chậm dần và có khả năng đạt đỉnh. Tại Trạm thủy văn Gia Bẩy đỉnh lũ có khả năng xuất hiện vào đêm 9/9 ở mức 2.890 cm, cao hơn 190 cm so với báo động cấp 3.

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Thái Nguyên có 63 nhà bị tốc mái, 13 điểm trường bị ảnh hưởng mưa lũ, trên 3.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp bị ngập, đổ; 25 điểm đường giao thông sạt lở. Mưa lũ cũng vùi lấp 87 m kênh mương, 1 trạm biến áp hư hỏng, 43 cột điện đổ, đứt dây điện.

H.Hà

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích