Đời người như cuộc chạy marathon, muốn nhanh phải từ từ
Đời người như cuộc chạy marathon, muốn nhanh phải từ từ
Cuộc đời được ví như một cuộc chạy marathon, có những người chạy nhanh về đích sớm nhưng cũng có những người không thể về đích do nhiều lý do.
Những người từng tham gia chạy marathon hoặc các cuộc thi chạy đường dài đều hiểu rất rõ rằng chạy quá nhanh sẽ luôn làm hao tổn thể lực bản thân trong giai đoạn chạy ban đầu và kết quả là tới giữa cuộc đua sẽ phải gục xuống hoặc bỏ cuộc.
Quá trình sống là đường đua của sân vận động, nó có thể kéo dài vô thời hạn, bạn cần phải tiếp tục chạy. Vì vậy, chúng ta cần biết nên chạy như thế nào, nên có lựa chọn ra sao?
Liệu ta có nên giống như những người hấp tấp vội lao ra ngay khi nghe thấy tiếng súng hay nên từng bước tiến về phía trước theo tốc độ chạy của mình?
Ảnh minh họa.
Nếu chúng ta hấp tấp chạy, chúng ta chỉ có thể đóng vai trò như một anh hùng nhất thời, không thể chạy hết toàn bộ quá trình. Nếu chúng ta tuân theo phương pháp chạy theo tốc độ, chắc chắn chúng ta sẽ có thể tích lũy và chuẩn bị tốt để có thể vượt qua hầu hết các đối thủ trong khi duy trì tốc độ chạy đều đặn.
Tại sao xảy ra điều này?
Vì thể lực của con người có hạn, không thể cứ thế mà lao nhanh nếu không sẽ gục ngã. Lúc này, nếu biết chắt chiu thời gian của mình thì mọi thứ nhận được chắc chắn còn hơn cả sự “nhanh chóng” trước mắt mang lại.
Trên thế giới này, chỉ có hai loài động vật có thể lên tới đỉnh kim tự tháp, một là đại bàng có lợi thế bay lượn, hai là ốc sên mà chúng ta đều coi thường.
Đó là sự khôn ngoan của những “con ốc sên” tích lũy ít và nhiều, từng bước. Dù rất yếu ớt nhưng nó đã vượt lên chính mình, vượt lên trên người khác, sánh vai cùng đại bàng.
Trong thế giới luôn đòi hỏi “nhanh” này, nhiều người trong chúng ta đã dần dần tê liệt với cuộc sống, quên mất mình đang theo đuổi điều gì, không biết cái gọi là “nhanh” này có ý nghĩa gì không.
Tất cả những điều này có thể được nhìn thấy từ nhu cầu cuộc sống của chúng ta. Về bữa ăn, chúng ta không còn chú trọng đến các bữa ăn tự nấu mà thích gọi món mang đi, ăn nhanh hoặc làm mì gói. Thức ăn “nhanh” như vậy sẽ không mang lại dinh dưỡng gì.
Đối với việc đọc, chúng ta không còn yêu thích việc đọc sách giấy mà thay vào đó là đọc sách điện tử, chỉ muốn biết nhanh đoạn kết của cuốn sách, rồi đọc tiếp cuốn tiếp theo. Kiểu đọc “nhanh” như thế này, có thể thực sự mang lại cho chúng ta trí tuệ không?
Ảnh minh họa
Về bước đi, chúng ta không còn vướng bận việc tản bộ hay đi chậm nữa, chúng ta chỉ yêu cầu mình bước nhanh hơn, không quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh. Hành vi “nhanh” như vậy có thực sự mang lại cảm giác thoải mái cho con người?
“Nhanh” đã dần trở thành một đại danh từ trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều chúng ta không biết đó là những thứ nhanh trên thế gian này đều có hại. Bởi vì làm việc chậm rãi lại mới có thể đạt được kỹ thuật cao, tinh tế, và khiến bản thân chậm lại một cách hợp lý, chúng ta mới có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Những người càng có nhiều phúc thì càng biết chậm lại để thực hiện ba điều này.
Người có phúc khí biết chậm lại để sống
Trong cuộc sống này, chúng ta không thể tìm kiếm sự nhanh chóng mà chỉ tìm kiếm sự ổn định. Một khi theo đuổi sự nhanh chóng quá mức thì người này sẽ dễ gặp vận rủi trong cuộc sống, thậm chí bị người khác lợi dụng, cuối cùng cái được nhiều hơn cái mất, thậm chí của cải cũng mất trắng.
Tại sao ngày nay rất nhiều người bị lừa tiền? Đó là vì phần lớn những người này muốn kiếm tiền nhanh chóng. Vì thế, những kẻ xấu sẽ lợi dụng những điểm yếu này của họ để trục lợi.
Phúc khí của con người không đến từ “nhanh”, mà chính xác là do “chậm”. Thứ hai, những người càng có nhiều phúc thì càng “làm việc” chậm lại.
Người càng có nhiều phúc khí càng làm cho công việc của họ chậm lại
Một thanh niên tốt nghiệp từ một trường danh giá lần đầu tiên vào công ty và nóng lòng muốn thể hiện mình, thậm chí anh ta còn nói chuyện với lãnh đạo là muốn được thăng tiến.
Sau một thời gian, nam thanh niên bị lãnh đạo đuổi việc. Lý do sa thải của anh ấy rất đơn giản, anh ấy thậm chí không hiểu cơ bản về nghiệp vụ và làm việc không nghiêm túc.
Thực chất đằng sau việc này là anh ta muốn “nhanh lên” để được thăng chức, tăng lương mà quên mất mục đích của nhân viên là phải bám rễ vào thực tế, hòa hợp với đồng nghiệp, nâng cao sức mạnh của chính mình.
Việc hòa hợp với mọi người, nâng cao thực lực không phải là điều có thể làm được trong một sớm một chiều. Nó là kết quả của sự tích lũy không ngừng nghỉ trong thời gian dài.
Người có nhiều phúc khí càng sống chậm lại để trau dồi thế giới nội tâm của mình
Đối với người bình thường, nếu muốn dựng lập vị thế tốt trong cuộc sống, ta cần phải làm gì? Rất đơn giản, đó là làm phong phú thế giới nội tâm của bản thân.
Làm thế nào để lấp đầy thế giới nội tâm của một người? Cách trực tiếp nhất chính là tu dưỡng trái tim với thái độ sống “chậm”, như nước suối chảy, cuối cùng tụ lại trong biển xanh.
Thế giới nội tâm của một người là biểu tượng cho cảnh giới của người đó. Đối với một người có thế giới nội tâm hoàn chỉnh, cảnh giới của anh ta sẽ không bao giờ thấp. Nhưng nếu thế giới nội tâm của người này không hoàn thiện, rốt cuộc anh ta không phải là người khôn ngoan.
Trong thế giới phức tạp này, điều chúng ta có thể làm là đừng chạy theo xu hướng, đánh mất chủ kiến, quên đi lý trí của chính mình, theo đuổi cái gọi là “nhanh”. Ngược lại, chúng ta phải để mắt mở, để lòng mình trở nên trong suốt và để “chậm” nâng cao nội hàm của chính nó.
Chúng ta càng ở trong một xã hội với vòng quay nhanh chóng, chúng ta càng cần chậm lại và không thể bị lệch lối. Đôi khi, chậm lại một chút lại có thể tích lũy thực lực, đạt được hiệu quả lùi một bước để tiến ba bước.