Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Tại buổi phỏng vấn của một công ty lớn có 6 ứng viên tham gia. Nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi: “Nếu sếp và bạn học của bạn cùng hỏi mượn xe trong một ngày, bạn sẽ cho ai mượn?”
Ứng viên đầu tiên trả lời không chút do dự: “Tôi sẽ chọn bạn
mượn. Dù sao thì chúng
tôi cũng có tình bạn cùng lớp nhiều năm”.
Ứng viên
thứ hai đã chọn
cho sếp mượn, suy cho cùng, sau khi vào làm, người có thể giúp đỡ anh ta nhiều
nhất chính là sếp chứ không phải bạn cùng lớp.
Người thứ
ba suy nghĩ một
lúc rồi thận trọng nói: “Tôi quyết định không cho ai mượn. Ngày nay,
bạn không thể tùy ý cho mượn xe. Nếu mượn mà không có vấn đề gì thì không sao,
nhưng nếu xảy ra chuyện, người bị ảnh hưởng là chủ xe, chứ không liên quan gì đến
bạn học hay sếp”.
Ứng viên thứ tư cũng chọn không cho ai mượn. Anh ta đưa
ra một lý do khác.
Ứng viên thứ năm trả lời: “Điều này còn phụ thuộc
vào mối quan hệ, tôi sẽ cho người có mối quan hệ sâu sắc hơn với mình mượn”.
Ứng viên thứ sáu suy nghĩ một lúc rồi trả lời một cách rõ
ràng: “Nếu là tôi, tôi sẽ xem ai là người hỏi mượn trước. Nếu tôi đã hứa
cho bạn mượn, dù sếp gọi điện mượn xe, tôi cũng sẽ giải thích tình huống và hỏi
sếp có giải pháp nào khác không, để giúp sếp giải quyết vấn đề. Và nếu bạn học gọi mượn trước, tôi cũng làm vậy, vì lời hứa của mình rất quan trọng.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì điều này mà sếp có khúc mắc với
tôi, chứng tỏ rằng vị sếp này không phù hợp để hợp tác lâu dài, tôi sẽ tìm một
nơi làm việc khác. Tương tự, nếu bạn học vì vậy mà xa lánh tôi, điều đó cho thấy
người bạn này không phù hợp để giữ mối quan hệ lâu dài, tôi cũng sẽ chọn cách
tránh xa”.
Sau khi nghe xong câu trả lời của nam ứng viên này, nhà
tuyển dụng khen anh EQ cao, ngay lập tức công bố anh được nhận. Nhà tuyển dụng
thông minh không chỉ dựa vào bằng cấp để chọn ứng viên.
Lãnh đạo thích người tài hay người nghe lời?
Trong cuộc sống, có rất nhiều người có thể uống rượu,
giao lưu với lãnh đạo nhưng lại có rất ít người có thể giải quyết vấn đề cho
lãnh đạo.
Tương lai của
bạn không bao giờ nằm ở ly rượu mà nằm ở khả năng đứng một mình và suy nghĩ độc
lập.
Khi một người
coi việc nghe lời, chỉ biết nói “có” trong môi trường làm việc là một thói
quen, điều này sẽ dần trở thành một sự phụ thuộc và sự phụ thuộc này vô tình trở
thành rào cản cho sự phát triển của họ.
Có một
“hiệu ứng phụ thuộc vào con đường” trong tâm lý học, có nghĩa là một
khi một người đã chọn một con đường nhất định, anh ta sẽ hình thành quán tính
hành vi ở một mức độ nhất định. Nếu không có những thay đổi mang tính lật đổ ở
giữa thì anh ta sẽ tiếp tục dựa vào con đường này đến cuối cùng.
Hiệu ứng tương tự này cũng tồn tại ở nơi làm việc khi một
người tuân thủ cái gọi là “trung thực và vâng lời” như một thói quen, một kiểu
phụ thuộc vào con đường cũng sẽ được hình thành.
Nhưng sự phụ
thuộc này thường vô tình trở thành trở ngại cho sự phát triển của họ. Mặc dù cá
nhân họ cảm thấy tốt nhưng kết quả thực sự lại rất tệ.
Một người chỉ
hài lòng với việc có thể đương đầu với những việc được sắp đặt mà không chủ động
suy nghĩ, lập kế hoạch thì sẽ chỉ là cái phao ở nơi làm việc và rất dễ bị đào
thải.
Có nguyên tắc, được tin tưởng chính là lợi thế lớn nhất
Trong môi trường công sở, để phát triển được, điều quan
trọng là biết cách nói lời từ chối trong trường hợp nên từ chối, không xu nịnh
vì địa vị, giữ vững lập trường. Giá trị của một người được thể hiện qua những
nguyên tắc của họ. Nếu hành động mà không có giới hạn, bạn sẽ dễ dàng đánh mất
giá trị vốn có của bản thân.
Như câu nói: “Giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng,
có nguyên tắc, mới xứng đáng để giao phó”.
Dù là trong công việc hay cuộc sống, nếu có thể khiến mọi
người yên tâm, đặt niềm tin, thì đó chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất.
Nhân phẩm là quan trọng nhất
Có một câu nói rất hay: “Trí thông minh và tài năng của bạn
quyết định những gì bạn có thể đạt được, nhưng tính cách của bạn sẽ quyết định
bạn có thể đi đến đâu”.
Cuối cùng, mọi người đều đấu tranh cho nhân cách của
mình, điều này cũng đúng ở nơi làm việc. Nếu nhân cách của bạn không đạt
tiêu chuẩn thì cho dù trình độ học vấn của bạn có cao đến đâu cũng sẽ vô ích.
Nhân phẩm là tấm vé thông hành quan trọng
nhất đời người. Trong các tiêu chuẩn tuyển dụng lãnh đạo, tính cách có tầm quan
trọng sâu rộng. Sẽ không ai sẵn sàng tin tưởng hoặc trọng dụng nhân viên có phẩm
chất kém.
Phẩm chất tốt đã trở thành chuẩn mực cho sự chuyên nghiệp,
thăng tiến trong sự nghiệp của con người hiện đại và là nền tảng vững chắc cho
một cuộc sống thành công.
Người không đủ trình độ học vấn thì có thể tiến bộ, nếu
năng lực không đủ thì có thể rèn luyện được, nhưng nếu nhân cách không tốt thì
không gì có thể cứu được bạn.