7 định hướng chiến lược triển khai thực hành thể chế tốt (GRP) tại Việt Nam

Tham dự buổi đào tạo có Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia Hà Minh Hiệp, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trực thuộc các đơn vị của Ủy ban theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về GRP và bài học với Việt Nam tại buổi đào tạo, Quyền Chủ tịch Ủy ban Hà Minh Hiệp cho biết, thời gian qua có nhiều ý kiến trái chiều của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thực sự muốn các chính sách, văn bản tốt hay chưa biết cách làm sao để tốt hơn. Chính vì vậy, xác định đường đi bằng xây dựng thể chế là cách thông minh nhất để giảm tải bất cập, cách thứ hai là có con đường thể chế tốt hơn chính là áp dụng thực hành thể chế tốt (GRP).

Theo ông Hiệp, GRP không phải vấn đề mới. Trước đây, GRP chỉ nói đến văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên hiện nay nghiên cứu mới nhất về GRP nói đến cả vấn đề về chính sách.

Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia Hà Minh Hiệp.

“Tại các diễn đàn cũng coi GRP là công cụ giúp các nước đang phát triển thay đổi môi trường kinh doanh. Nếu chúng ta đi nhanh, đi sớm, minh bạch quá trình thực hiện chính sách, chúng ta sẽ là người thành công”, ông Hiệp nhấn mạnh. 

Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để trao đổi sự phát triển về GPR, cùng đó, ASEAN có dự án OECD giúp các nước trong khu vực thay đổi vấn đề về thể chế và thật ra là thay đổi môi trường kinh doanh. Tại một số nước ASEAN còn hướng tới dịch vụ dân sự như một cách để nâng cao hiệu quả hành chính và thấm nhuần GRP. Điều này được thực hiện bằng cách chuyển đổi và cải tiến phong cách quản lý, cách tiếp cận “lấy khách hàng làm trung tâm” trong thực hiện các quy định.

Tại Brunei đã áp dụng cách tiếp cận “giao hàng” để cải thiện việc quản lý và điều hành khu vực công. Hay Việt Nam đã thực hiện Chương trình tổng thể về cải cách hành chính công sâu rộng kéo dài một thập kỷ nhằm hợp lý hóa các thủ tục của Chính phủ.

Singapore và Thái Lan đã đưa ra biện pháp khuyến khích như khen thưởng cho cá nhân hoặc cơ quan ủng hộ việc sử dụng GRP hoặc dùng làm tiêu chuẩn, thực tiễn tốt nhất cho các cá nhân hoặc cơ quan. Kinh nghiệm tại Malaysia ở góc độ Chính phủ cho thấy, tăng cường tuân thủ GRP trong việc đưa ra quy định mới và sửa đổi quy định hiện hành nhằm nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh, bên cạnh đó, để khắc sâu tầm quan trọng của GRP trong các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là về đảm bảo chất lượng của chính sách và quy định.

Bài học kinh nghiệm GRP từ Singapore cho thấy, việc áp dụng GRP giúp quản trị mạnh mẽ để đảm bảo thực hiện hiệu quả; Sự tham gia nhất quán với cơ quan quản lý để đảm bảo nhận thức về việc xem xét quy định hiện hành và xây dựng năng lực; Tính linh hoạt và khả năng thích ứng – Các quy định phải đủ linh hoạt và linh hoạt để thích ứng với môi trường thay đổi;

Xem xét áp dụng phương pháp tiếp cận như đánh giá tác động quy định (RIA) để chuẩn hóa thông lệ giữa các bộ khi tiến hành đánh giá hoặc đánh giá; Xem xét việc liên kết các nền tảng trực tuyến hiện có vào một cổng thông tin; Các cơ quan đã triển khai hoặc thử nghiệm nên chia sẻ trên toàn quốc để dịch vụ công có thể cùng nhau giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Đề xuất chiến lược triển khai GRP tại Việt Nam, ông Hiệp đưa ra 07 định hướng thực hiện GRP. Trong đó, thứ nhất là nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết; thứ hai là tổ chức các buổi đào tạo nghiêm túc; thứ ba là thực hiện các chương trình GRP thí điểm; thứ tư là thúc đẩy sự đổi mới và sức sống; thứ năm là phát động phong trào GRP; thứ sáu là thể chế hóa GRP; thứ bảy là tận dụng GRP như một thế mạnh bền vững.

Bà Nguyễn Thị Mai Phương – Trưởng phòng Nghiệp vụ, Văn phòng TBT Việt Nam.

Trong khuôn khổ buổi đào tạo, bà Nguyễn Thị Mai Phương – Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn phòng TBT Việt Nam đã có phần chia sẻ về việc áp dụng GRP trong biện pháp TBT. Theo đó, các thành viên nhất trí áp dụng GRP có thể góp phần thực hiện hiệu quả Hiệp định TBT và có thể góp phần tránh trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế trong xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp;

Năm 2014, Ủy ban TBT đã đưa ra cơ chế tự nguyện về GRP và các nguyên tắc có liên quan; Hướng dẫn áp dụng GRP vào vòng đời quy định của một biện pháp TBT. GRP trong khuôn khổ WTO: Áp dụng GRP nhằm mục đích tránh rào cản không cần thiết với thương mại đã được hướng dẫn bởi các nguyên tắc được quy định tại Hiệp định TBT/WTO; Áp dụng GRP để thực hiện hiệu quả các lĩnh vực: cơ chế minh bạch & tham vấn cộng đồng, cơ chế đánh giá chính sách, cơ chế phối hợp nội bộ, thực thi, rà soát các QCKT & CAP hiện hành…

Bà Phương cũng chia thêm những vấn đề liên quan đến áp dụng GRP trong xây dựng biện pháp TBT, việc ban hành biện pháp TBT và thực thi biện pháp TBT.

Báo cáo về đánh giá rủi ro khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tại buổi đào tạo, ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng ban Tiêu chuẩn cho hay, hiện đang tồn tại thực trạng các chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn mức cần thiết cùng với chi phí điều chỉnh dây truyền sản xuất, thử nghiệm, chứng nhận cao; Đối tượng, phạm vi quá rộng; Hạ tầng kỹ thuật, năng lực thử nghiệm không đảm bảo triển khai, áp dụng QCKT hiệu quả. Ông Khôi đã đưa ra các phương pháp đánh giá rủi ro, trong đó, phải nắm được thông tin cần cho đánh giá rủi ro; nhận diện rủi ro; công thức đánh giá rủi ro.

Tại Ủy ban TCĐLCL Quốc gia kế hoạch cần triển khai đó là sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Bổ sung quy định báo cáo đánh giá thẩm định cùng với thẩm định nội dung này; Xây dựng hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động (Hội thảo, lấy ý kiến…); Các QCVN của Bộ KH&CN (QCVN về Thép, Led, CNG/LNG, Ổ cắm phích cắm, Automat…): Triển khai thu thập số liệu, tính toán, lập báo cáo đánh giá tác động.

 Ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng ban Tiêu chuẩn.

Tại buổi đào tạo, ông Đoàn Thanh Thọ – Trưởng ban Pháp chế – Thanh tra cũng có bài báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Hiện nay, chính sách bao gồm những nội dung như: điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể; điều chỉnh trực tiếp hành vi của chủ thể; điều chỉnh hành vi của chủ thể thông qua tác động, ảnh hưởng tới khách thể; định hướng hành vi.

Ông Thọ đưa ra các bước xây dựng chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Trong đó, bước 1: xây dựng nội dung chính sách; Xác định vấn đề, mục tiêu chính sách; Dự kiến các giải pháp chính sách; Bước 2: Đánh giá tác động chính sách, các giải pháp chính sách (dự kiến); Bước 3: Lập hố sơ đề nghị xây dựng VBQPPL; Bước 4: Lấy ý kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL; Bước 5: Thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL; Bước 6: Thông qua đề nghị xây dựng VBQPPL.

Ông Đoàn Thanh Thọ – Trưởng ban Pháp chế – Thanh tra.

Các bước xây dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách trong lập đề nghị xây dựng VBQPPL bao gồm, bước 1: Xây dựng nội dung chính sách; Bước 2: Đánh giá tác động chính sách; Bước 3: Đề xuất lự chọn và dự thảo báo cáo đánh giá tác động chính sách – thủ tục hành chính; Bước 4: Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Bước 5: Hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

Đông đảo cán bộ, công chức, viên chức Uỷ ban tham dự buổi đào tạo.

Hà My

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích