Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Thứ nhất, các Sở GD&ĐT cần tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, gắn kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia với nghị quyết của các cấp về phát triển nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong từng giai đoạn; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; đồng thời sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia làm cơ sở đề xuất bổ sung nhân lực, thực hiện đầu tư cho các cấp học trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 của địa phương.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục
Các Sở GD&ĐT cần xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, tư vấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục đánh giá…

Thứ hai, các Sở GD&ĐT sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 để làm cơ sở đề xuất xây dựng, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải tiến chất lượng, lan tỏa các kinh nghiệm tốt, ưu tiên bổ sung nhân lực và các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục 2018 tại địa phương.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, tư vấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục đánh giá, công nhận lại đối với các cơ sở giáo dục đã đạt tiêu chuẩn chất lượng và đạt chuẩn quốc gia theo quy định. Rà soát các cơ sở giáo dục đã đạt chuẩn quốc gia nhưng có nguy cơ hạ mức đạt chuẩn hoặc không đạt chuẩn do không bảo đảm các quy định hiện hành; qua đó, phân tích nguyên nhân để báo cáo, tham mưu với cấp có thẩm quyền nhằm kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục.

Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục; phân tích đối sánh, đánh giá số liệu kết quả kiểm định tiêu chí tiêu chuẩn để phục vụ công tác quản lý và thực hiện việc cải tiến nâng cao chất lượng.

Thứ năm, chú trọng các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong các khâu của công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực, góp phần thúc đẩy các đơn vị, nhà trường tích cực, chủ động triển khai hiệu quả công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.

T.P

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích