WinCommerce gia tăng thị phần bằng chiến lược vì người tiêu dùng
WinCommerce gia tăng thị phần bằng chiến lược vì người tiêu dùng
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 7 năm 2024 ước đạt 48.487 tỷ đồng, tăng 4,6% so với tháng 6 và tăng 13% so với cùng kỳ. Con số này được dự báo sẽ bứt phá vượt bậc vào những tháng cuối năm nhờ sức mua tăng trưởng. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, các doanh nghiệp bán lẻ đang trong “cuộc đua” với những chiến lược, chương trình kích cầu hấp dẫn.
Giá cả
hàng hóa được niêm yết rõ ràng, chất lượng được đảm bảo, không gian mua sắm
sạch sẽ, thoáng mát, nhân viên phục vụ nhiệt tình, tích hợp nhiều mặt hàng tạo
thuận tiện trong lựa chọn… Đó là những lý do mà người tiêu dùng hiện nay đã
chuyển từ thói quen mua sắm truyền thống sang các mô hình siêu thị, cửa hàng
bán lẻ hiện đại.
Nắm bắt
được hành vi và thói quen đó, các mô hình bán lẻ ngày càng phát triển, thay đổi
từng ngày để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. WinCommerce (cơ quan chủ quản
của hệ thống WinMart/WinMart+/WiN) hiện là chuỗi bán lẻ hiện đại có độ phủ lớn
nhất Việt Nam với hơn 3.673 điểm bán trên toàn quốc. Có thể nhìn thấy, sau khi
tiếp quản hệ thống, WinCommerce (WCM) đã tập trung công tác nâng cấp, cải tiến,
chuyển đổi các cửa hàng theo nhiều mô hình khác nhau để phù hợp với từng địa
bàn hoạt động, hướng đến chuỗi bán lẻ tăng trưởng có lợi nhuận.
Theo đó,
WCM đã xây dựng đa dạng mô hình bán lẻ. WinMart được xây dựng là hệ thống siêu
thị phục vụ phân khúc khách hàng muốn trải nghiệm một không gian mua sắm rộng
lớn, hiện đại với đầy đủ các mặt hàng từ thực phẩm, đồ gia dụng, F&B đến sản
phẩm, dịch vụ tài chính. Trong khi đó, các cửa hàng WiN và WinMart+ tại khu vực
thành thị lại tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, hiện
đại cho nhóm khách hàng có nhịp sống bận rộn và ưu tiên sự tiện lợi. Còn với
WinMart+Rural tại khu vực nông thôn và vùng ven tỉnh thành tập trung vào nhóm
hàng tiêu dùng nhanh với tiêu chí “Rẻ hơn – Chất lượng hơn”.
Các
chương trình nằm trong chiến lược “giá tốt” trên toàn hệ thống cũng liên tục
được triển khai. Đơn cử, trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hệ thống siêu thị
WinMart, cửa hàng WinMart+/WiN sẽ triển khai một loạt các chương trình khuyến mại
“GIÁ SIÊU RẺ” để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Ngoài ra,
WinCommerce cũng đã chủ động hợp tác với các thương hiệu trong và ngoài nước
nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng, cạnh tranh về giá, gia tăng ưu đãi cho
người tiêu dùng. Trước đó, tuần đầu của tháng 8, WinCommerce đã phối hợp Masan
Consumer tổ chức “Tuần lễ thương hiệu tương ớt Chin-Su tại tất cả siêu thị, cửa
hàng toàn hệ thống. Trong thời gian này, khách hàng được mua sản phẩm tương ớt
Chin-Su với giá ưu đãi lên đến 50% và tặng kèm ớt bông Chin-Su cao 2m với đơn
hàng có giá trị tương ớt Chin-Su lũy kế cao nhất tại điểm bán.
Ngoài ra,
để giúp khách hàng mua sắm tiết kiệm hơn nữa, WinCommerce ra mắt chương trình
Hội viên WiN tiết kiệm 20% cho sản phẩm WinEco và MEATDeli cũng đã thu hút được
đông đảo người tiêu dùng. Tính đến nay, Hội viên WiN đã thu hút 10 triệu khách
hàng đăng ký, hướng đến mục tiêu đạt 30 triệu hội viên trong 5 năm tới. Giá trị
giỏ hàng của khách hàng hội viên đang gấp đôi so với khách hàng không phải hội
viên và tần suất mua sắm trung bình là bốn lần/tháng.
Đánh giá thị trường
cuối năm lượng tiêu thụ hàng hóa thực phẩm sẽ tăng, WCM cũng đã chủ động làm
việc với các nhà cung cấp để hàng hóa đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng và
giá cả tốt nhất. Đặc biệt, hệ thống của WinCommerce luôn ưu tiên hàng Việt, chiếm
90% toàn bộ sản phẩm trong hệ thống. Đại diện
WinCommerce cũng cho biết: “Hệ thống bán lẻ chúng tôi luôn ưu tiên hàng Việt,
nhất là các mặt hàng nông sản, đặc sản vùng miền, các loại rau xanh, trái cây
tươi để quảng bá ẩm thực Việt Nam. Song song
đó, WinMart cũng bổ sung nguồn hàng ngoại nhập nhất định để giúp đa dạng sản
phẩm, đáp ứng tốt hơn thị hiếu người tiêu dùng.
Trước
đây, sản phẩm mang thương hiệu nhà bán lẻ thường bị “dè chừng” so với hàng
hóa thông thường có thương hiệu, nhưng điều đó đã thay đổi. Khi thương hiệu của
nhà bán lẻ mạnh thì sản phẩm mang thương hiệu riêng của họ cũng sẽ chiếm được
lòng tin của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Kantar Worldpanel ghi nhận,
có khoảng 38% người Việt Nam đã mua hàng nhãn riêng vì tin tưởng nhà bán
lẻ.
Không chỉ
là một đơn vị bán lẻ, WinCommerce còn đóng vai trò là nhà sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng, thực phẩm với quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm đầu ra chất
lượng cao. Đây cũng chính là lợi thế của WinCommerce trong việc chủ động kiểm
soát chất lượng và giá thành sản phẩm trước những biến động thị trường. Bốn
nhãn hàng riêng đặc trưng của nhà bán lẻ này bao gồm: WinMart Good (thực phẩm
khô); WinMart Cook (thực phẩm chế biến); WinMart Home (đồ gia dụng); WinMart
Care (chăm sóc cá nhân) hiện có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm
cùng phân khúc trên thị trường.
Sau khi hoàn thành
giai đoạn tái cấu trong năm 2023, WinCommerce đã có những chuyển biến tích cực
ngay từ đầu năm 2024. Theo đó, WCM mang về 7.844 tỷ đồng doanh thu, tăng 9,2%
trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh nghiệp này vừa
công bố tiếp tục đạt lợi nhuận ròng trong tháng 7, tháng thứ hai liên tiếp mang
về lợi nhuận sau 10 năm hoạt động.
Theo báo cáo của
doanh nghiệp, trọng tâm chiến lược của WCM trong nửa cuối 2024 là tiếp tục tập
trung vào mục tiêu cải thiện lợi nhuận bằng cách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
LFL lên 8-9% so với cùng kỳ, đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt ~100 cửa
hàng mới mỗi quý. WCM sẽ tiếp tục tăng cường vị thế ở khu vực nông thôn với mô
hình WinMart+ Rural. Chương trình Hội viên WiN sẽ được tối ưu hóa để mang lại
giá trị cho hệ sinh thái của Masan cũng như những nhãn hàng đối tác.