Tiêu chuẩn xác định lượng chì có trong môi trường sống xunh quanh

Một tiêu chuẩn mới được Uỷ ban chất lượng không khí (D22) thuộc ASTM chấp thuận sẽ được sử dụng để đánh giá và giúp ngăn ngừa việc con người tiếp xúc với các mối nguy hiểm do chì trong không khí. Phương pháp thử nghiệm mới (D8568) bao gồm việc xác định chì trong các hạt lơ lửng trong không khí trong môi trường thường xuyên có chì tồn tại (ví dụ như công trường), hay trong môi trường luôn có hạt bụi mịn, ví dụ như trong nhà thường vệ sinh bằng cách lau trùi hay sử dụng máy hút bụi cũng sẽ tồn tại các loại bụi này. Hoặc cũng có thể là mùi sơn mới và đất thu thập được trong và xung quanh các tòa nhà và các công trình liên quan bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò than chì (GFAAS).

 D8568 – Tiêu chuẩn mới về phương pháp đánh giá lượng chì tồn tại trong môi trường sống

Theo thành viên của Uỷ ban ASTM, ông Kevin Ashley, đồng thời cũng là người sáng lập Công ty Ashley Analytical Associates cho biết: “GFAAS là một phương pháp hiệu quả để đo lượng chì tồn tại trong các loại môi trường. Tiêu chuẩn mới là một trong ba tiêu chuẩn đã bao gồm các phương pháp sử dụng phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) và phổ phát xạ nguyên tử plasma cảm ứng (ICP-AES). Các tiêu chuẩn này đã thay thế một tiêu chuẩn đã bị thu hồi trước đó là E1613, bao gồm cả ba kỹ thuật”.

Tiêu chuẩn mới có thể được sử dụng cho mục đích quản lý liên quan đến phơi nhiễm chì trong các mẫu sơn, bụi bề mặt, đất và khí dung được chiết xuất. Các phòng thí nghiệm thực hiện phân tích chì trong các mẫu môi trường sẽ có thể sử dụng D8568 nhằm mục đích đưa ra kết luận chung và dựa vào tiêu chuẩn này có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá về mật độ chì có trong môi trường.

Nỗ lực này liên quan trực tiếp đến Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 của Liên Hợp quốc về sức khỏe và hạnh phúc. Ashley cho biết: “Tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác do ASTM xây dựng dựa trên việc lấy mẫu và phân tích chì để đánh giá rủi ro và phơi nhiễm (D22.12) có tác dụng trực tiếp trong việc ngăn ngừa phơi nhiễm chì quá mức trong môi trường”.

Bảo Linh

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích