Đô thị vệ tinh: “Xu hướng thời thượng” của các nước phát triển

(Xây dựng) – Sống ở Thụy Điển nơi có sinh hoạt phí thấp và làm việc tại Đan Mạch nơi mang lại thu nhập cao. Viễn cảnh “trong mơ” này đã nhanh chóng được hiện thực hóa với giới trí thức châu Âu nhờ có sự phát triển của mô hình đã chứng minh được tính ưu việt trong suốt hai thế kỷ qua: đô thị vệ tinh.

Hiệu quả của mô hình đô thị vệ tinh

Trên thế giới, xu hướng đô thị hóa vùng nông thôn hay mô hình đô thị vệ tinh: phát triển đô thị mới bên cạnh khu trung tâm đô thị cũ, ra đời vào cuối thế kỷ 19 nhằm giảm tải áp lực về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các thành phố lớn đã chứng minh sự thành công. Các đô thị vệ tinh thường cách trung tâm thành phố khoảng 40-50km.

Đô thị vệ tinh: “Xu hướng thời thượng” của các nước phát triển
Malmo (Thụy Điển). (Ảnh: Visit Sweden)

Những năm 2000, cầu Øresund – cầu đường bộ và đường sắt dài nhất châu Âu chính thức được khánh thành, nối Malmo (Thụy Điển) và Copenhagen (Đan Mạch). Nhờ có Øresund, khoảng cách giữa Đan Mạch và Thụy Điển thay vì 2 giờ đi phà rút ngắn chỉ còn 40 phút lái xe. Người dân có thêm lựa chọn “dễ chịu và dễ thở” hơn: sống ở Thụy Điển – nơi có chi phí thuê nhà, sinh hoạt thấp hơn, và làm việc ở Đan Mạch – nơi có mức lương cao hơn. Từ đó, bước ngoặt mới cho sự phát triển của thành phố Malmo được mở ra.

Với định hướng phát triển như một đô thị vệ tinh, Malmo nhanh chóng trở thành “thủ phủ” của các công ty công nghệ sinh học, công nghệ thông tin quy mô, cùng các trường ĐH uy tín. Đầu những năm 2020, gần một nửa dân số của Malmo là người nước ngoài. GDP đầu người đạt 45.000 USD, xếp thứ 85 trong danh sách những thành phố có GDP cao nhất châu Âu.

Một ví dụ khác tại Pháp, để khắc phục những “tác dụng phụ” của quá trình đô thị hóa như tắc đường, ngập nước, ô nhiễm môi trường, năm 1965, chính quyền thành phố đã thông qua Quy hoạch chiến lược vùng Paris. Theo đó 5 thành phố vệ tinh lần lượt được phát triển ở vị trí cách Paris khoảng 25-30 km, gồm Cergy Pontoise, Evry, Melun, Saint Quentin-en-Yvelines và Senart. Quyết định này đã san sẻ bớt “gánh nặng” cho Paris, nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển, tự chủ tài chính và thu hút dân cư, lao động trẻ.

Theo nhận định từ Ngân hàng Thế giới (WB), quy hoạch vùng và quản lý đô thị là cần thiết để mang đến không gian phát triển tốt và bền vững cho cả khu vực, cũng như đáp ứng nhu cầu về việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế… của các tầng lớp dân cư khác nhau. Các đô thị vệ tinh sẽ giúp giải quyết tình trạng quá tải dân số hay phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục và đặc biệt là phân tán bớt dân cư… Đặc biệt trong bối cảnh, Liên hợp quốc ước tính đến năm 2050, 66% dân số thế giới sẽ sống ở khu vực thành thị, việc này dễ dẫn đến quá tải cùng nhiều hệ lụy cho sự phát triển bền vững của các đô thị lõi.

Đô thị vệ tinh: “Xu hướng thời thượng” của các nước phát triển
Hà Nam có nhiều lợi thế để phát triển thành đô thị vệ tinh của Hà Nội.

Lời giải cho bài toán quy hoạch Vùng Thủ đô

Tại Việt Nam, một trong những mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 là phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chiến lược này mở ra cơ hội cho các tỉnh thành lân cận Hà Nội, trong đó có Hà Nam – với vị trí chiến lược cửa ngõ phía Nam Thủ đô, cùng cảnh quan thiên nhiên yên bình và bề dày lịch sử văn hóa đậm nét, có thể vươn lên trở thành một đô thị vệ tinh, trung tâm nghỉ dưỡng mới phía Nam Hà Nội.

Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030 đã xác định mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng tỉnh Hà Nam trở thành trung tâm công nghiệp – công nghệ cao thân thiện với môi trường; trung tâm du lịch văn hóa gắn với du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao… Trong lễ công bố quy hoạch đầu năm nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã gợi mở Hà Nam cần chú trọng “đẩy mạnh phát triển chuỗi đô thị vệ tinh để tận dụng lợi thế của vùng thủ đô và hệ thống hạ tầng kết nối; bảo đảm quỹ đất cho phát triển đô thị theo chức năng”.

Xét trên các chỉ số kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá Hà Nam là tỉnh có dư địa phát triển ổn định nhất trong 4 tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng. 10 năm trở lại đây, Hà Nam cũng đứng thứ 4 trong 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng về tỷ lệ đô thị hóa (chỉ sau Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội).

Đô thị vệ tinh: “Xu hướng thời thượng” của các nước phát triển
Đô thị Thời đại – Sun Urban City là “Thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1.001 tiện ích” do Sun Group phát triển phía Nam Hà Nội. (Ảnh phối cảnh minh họa)

Chưa kể, Hà Nam đang được đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại để kết nối dễ dàng với Thủ đô và các tỉnh trong vùng. Hiện Hà Nam có Quốc lộ 1A và cao tốc huyết mạch Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình chạy qua. Nút giao cao tốc 3 tầng Phú Thứ dự kiến hoàn thành vào năm 2025 sẽ kết nối cao tốc Bắc – Nam với đường vành đai 5 Vùng Thủ đô đi qua 8 tỉnh thành phố, cộng hưởng với các tuyến vành đai 3, 3.5, 4 sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông trên nút giao Pháp Vân, hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng và thúc đẩy xu hướng đô thị vệ tinh phát triển.

Chưa kể theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ 2021-2030 sẽ có thêm các tuyến cao tốc Phủ Lý – Nam Định, Hưng Yên – Thái Bình, giúp kết nối Hà Nam với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Trục đường phía Nam Hà Nội đi qua các điểm du lịch nổi tiếng như chùa Hương, khu du lịch Tam Chúc và nối tới Bái Đính (Ninh Bình) sẽ giúp du lịch Hà Nam cất cánh. Tương lai, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam được triển khai sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hà Nam chỉ còn vài chục phút. Sân bay thứ hai Vùng Thủ đô (dự kiến được xây dựng tại 2 huyện Phú Xuyên – Ứng Hòa, Hà Nội) cũng mở ra cánh cửa kết nối Hà Nam với cả nước và thế giới.

Đô thị vệ tinh: “Xu hướng thời thượng” của các nước phát triển
Đại đô thị với đầy đủ tiện ích đáp ứng nhu cầu của cư dân. (Ảnh phối cảnh minh họa)

Tọa lạc tại vị trí Bắc Châu Giang (Thành phố Phủ Lý), tâm điểm kết nối vùng với những tuyến giao thông kể trên, Đô thị Thời đại – Sun Urban City, “Thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1.001 tiện ích” do Sun Group phát triển phía Nam Hà Nội sẽ hình thành một không gian sống chuẩn văn minh – hiện đại, đem đến chuẩn sống mới cho người dân Hà Nam và thu hút giới đầu tư miền Bắc. Tại đây, cư dân tương lai sẽ được sinh sống, làm việc trong một khu đô thị được quy hoạch bài bản, an ninh đảm bảo, được chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần bằng hệ tiện ích đồng bộ và những hoạt động, sự kiện, lễ hội đặc sắc diễn ra quanh năm. Điều này cũng nằm trong xu thế đô thị hóa chung của Hà Nam, với lộ trình trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050.

“Hà Nam có lợi thế về tỷ lệ đô thị hóa cao nhưng chất lượng đô thị hóa lại chưa cao. Bởi vậy, tỉnh cần đẩy đẳng cấp đô thị lên một tầm cao mới. Nếu muốn Hà Nam đi lên thì cần có nhà đầu tư, giao thông và người giàu, người giỏi đến đây sinh sống. Muốn như vậy thì nơi ở, dịch vụ và không gian văn hóa phải khác thường và khác biệt”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.

Với sự xuất hiện của “đại bàng lớn” Sun Group đến làm tổ, Đô thị Thời đại – Sun Urban City phía Nam Hà Nội sẽ trở thành một thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô với đầy đủ tiện ích, thu hút tầng lớp trí thức, thành đạt từ Thủ đô “di cư” đến sinh sống, làm việc, kéo theo kinh tế địa phương bứt phá.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích