Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

Hơn 100 năm qua, bếp lửa vẫn sáng đều tại các hộ sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước thách thức từ thị trường, công nghệ, số hộ làm nghề truyền thống đã bắt đầu giảm đi. Đối với những phụ nữ ở đây, làm bánh tráng chính là nghề truyền thống
Hơn 100 năm qua, bếp lửa vẫn sáng đều tại các hộ sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước thách thức từ thị trường, công nghệ, số hộ làm nghề truyền thống đã bắt đầu giảm đi. Đối với những phụ nữ ở đây, làm bánh tráng chính là nghề truyền thống đã ăn sâu trong máu. Dù cho công việc này đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp, trong mỗi công đoạn đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, họ vẫn sẵn lòng làm một cách chỉn chu nhất.
Hơi nước bốc lên từ nồi nước tráng bánh khiến khuôn mặt chị Lê Ngọc Khiết đỏ ửng: “Tráng bánh nhìn vậy chứ không đơn giản chút nào đâu, lỗi nhịp là bánh rách, hỏng ngay. Mỗi ngày chúng tôi có thể làm khoảng 2000 cái, đa số là phân phối cho các tỉnh Tây Nguyên và Hà Nội. Bánh tráng có giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/30 cái”.
Hơi nước bốc lên từ nồi nước tráng bánh khiến khuôn mặt chị Lê Ngọc Khiết đỏ ửng: “Tráng bánh nhìn vậy chứ không đơn giản chút nào đâu, lỗi nhịp là bánh rách, hỏng ngay. Mỗi ngày chúng tôi có thể làm khoảng 2.000 cái, đa số là phân phối cho các tỉnh Tây Nguyên và Hà Nội. Bánh tráng có giá khoảng 20.000 – 25.000 đồng/30 cái”.
Là người nhiều tâm huyết với nghề hơn chục năm qua, bà Nguyễn Thị Oanh chia sẻ, công đoạn phơi bánh cũng không hề đơn giản. Bánh tráng xong cho lên liếp đem phơi nắng nhưng không được để quá khô. Sau khi mặt trời lặn, các liếp bánh lại được đem phơi sương lần nữa để đảm bảo độ ẩm, tránh dễ vỡ, hư hỏng khi bảo quản.
Là người nhiều tâm huyết với nghề hơn chục năm qua, bà Nguyễn Thị Oanh chia sẻ, công đoạn phơi bánh cũng không hề đơn giản. Bánh tráng xong cho lên liếp đem phơi nắng nhưng không được để quá khô. Sau khi mặt trời lặn, các liếp bánh lại được đem phơi sương lần nữa để đảm bảo độ ẩm, tránh dễ vỡ, hư hỏng khi bảo quản.
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống
Dù luôn ở trong thế “mặt áp lò than” nhưng nụ cười trên môi chưa bao giờ tắt trên gương mặt của các chị em phụ nữ: “Mong muốn của chúng tôi là giữ mãi lửa làng nghề để sau này, khi nhắc đến Xóm Rượu, người ta nghĩ ngay đến thương hiệu bánh tráng”.
Một gáo bột tráng đều lên tấm vải mỏng căng trên mặt nồi nước sôi sùng sục, kỹ thuật nhìn đơn giản nhưng không dễ dàng
Gáo bột tráng đều lên tấm vải mỏng trên mặt nồi nước sôi , kỹ thuật nhìn đơn giản nhưng không dễ dàng, đòi hỏi người làm tập trung cao nhất vì khâu tráng sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng của bánh.
Nhiều người dân làng nghề Vĩnh Đức chia sẻ, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác là bởi cách làm thủ công truyền thống.
Nhiều phụ nữ Xóm Rượu chia sẻ, sở dĩ bánh tráng ở đây thơm ngon khiến người ăn một lần là nhớ mãi là bởi nhờ vào cách làm thủ công truyền thống.
Để nghề này phát triển ổn định, rất cần các cơ quan chức năng nghiên cứu khai thác hiệu quả giữa phát triển kinh tế gắn với du lịch.
Để nghề truyền thống này phát triển ổn định, rất cần các cơ quan chức năng nghiên cứu khai thác hiệu quả giữa phát triển kinh tế gắn với du lịch.
Hương Thảo

Nguồn: Báo lao động thủ đô

Bạn cũng có thể thích