Giá xăng dầu hôm nay 9/8/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Giá xăng dầu hôm nay 9/8/2024: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 9/8/2024. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Cùng điểm qua diễn biến chi tiết của thị trường xăng dầu trong nước và thế giới, đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến giá xăng dầu trong thời gian tới.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 9/8 (Ảnh minh họa)

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 9/8

Giá xăng dầu hôm nay 9/8 quay đầu giảm nhẹ sau 3 phiên tăng tốc.

Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 8h39′ ngày 9/8 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được niêm yết ở mức 79,13 USD/thùng, giảm 0,04% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 76,17 USD/thùng, giảm 0,03% so với phiên liền trước.

Bảng giá xăng dầu thế giới ngày 9/8/2024:

Loại dầu Giá (USD/thùng) Biến động (%)
Dầu Brent 79,13 -0,04%
Dầu WTI 76,17 -0,03

Giá dầu đi lên do lo ngại nguồn cung gia tăng và nhu cầu dầu tại Mỹ có dấu hiệu khởi sắc.

Liên quan đến nguồn cung, sản lượng khai thác tại mỏ dầu Sharara của Libya bị cắt giảm làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya đã tuyên bố buộc phải giảm dần sản lượng tại mỏ dầu này do các cuộc biểu tình.

Bên cạnh đó, căng thẳng ở khu vực Trung Đông cũng đe dọa đến nguồn cung. 

Trung Đông đang chuẩn bị cho một làn sóng tấn công mới, có thể đến từ Iran và các đồng minh sau vụ sát hại hai thủ lĩnh của Hamas và Hezbollah vào hồi tuần trước.

Khả năng gián đoạn nguồn cung do xung đột tại Trung Đông đã gây ra những biến động trên thị trường dầu. Nhưng cho đến nay, nguồn cung dầu ở khu vực này vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Việc Iran thề trả đũa Israel và Mỹ sau vụ giết hại hai thủ lĩnh của Hamas và Hezbollah hồi tuần trước đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn đang diễn ra ở Trung Đông. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung từ khu vực này.

Iran cùng các đồng minh là Hamas và Hezbollah cam kết trả đũa Israel vì vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của Hamas và một chỉ huy quân sự cấp cao của Hezbollah hồi tuần trước.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập khẩn cấp nhóm an ninh quốc gia để thảo luận về các diễn biến ở Trung Đông.

Thêm vào đó, ngành dịch vụ của Mỹ (quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới) tăng trưởng mạnh mẽ cũng hỗ trợ giá dầu. Hoạt động của ngành này của Mỹ vào tháng 7 đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 4 năm.

Ngoài ra, những lo ngại về việc mỏ dầu Sharara, một trong những mỏ lớn nhất của Libya, cắt giảm sản lượng cũng thúc đẩy giá dầu đi lên. Sản lượng tại mỏ dầu Sharara đã giảm 300.000 thùng mỗi ngày (tương đương bị cắt giảm 20%) do các cuộc biểu tình.

Giá dầu đi xuống khi nỗi lo về suy thoái kinh tế tại Mỹ làm mờ đi mối lo về nguồn cung do căng thẳng Trung Đông.

Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu rơi vào suy thoái. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong tháng 7, nền kinh tế nước này chỉ tạo ra 114.000 việc làm, thấp hơn nhiều so với mức dự báo của các nhà kinh tế là khoảng 176.000.

Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 tại Mỹ cũng tăng vọt từ mức mức 4,1% trong tháng 6 lên 4,3%.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày với quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 5,25-5,5% được thiết lập cách đây một năm. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lãi suất có thể được cắt giảm sớm nhất vào tháng 9.

Triển vọng sớm hạ lãi suất của Fed đã khiến đồng USD trở nên suy yếu. Điều này khiến dầu trở nên rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác, từ đó thúc đẩy nhu cầu “vàng đen”.

Thêm vào đó, tồn kho xăng dầu của Mỹ tiếp tục giảm cũng nâng đỡ giá dầu.

Báo cáo mới đây từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, trong tuần tính đến ngày 26/7, tồn kho dầu của Mỹ đã giảm 3,4 triệu thùng, cao hơn gấp 3 lần so với mức dự báo giảm 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích. Đây là tuần giảm thứ 5 liên tiếp. Tồn kho xăng của Mỹ cũng giảm 3,7 triệu thùng.

Cùng với đó, lo ngại xung đột tại Trung Đông lan rộng sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của Hamas ở Iran cũng khiến giá “vàng đen” tăng.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP trong quý II của nước này tăng 2,8%, gấp đôi quý I. Ngoài ra, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng 2,9% trong quý II, giảm so với mức tăng vọt 3,7% trong quý I. Dữ liệu PCE thấp hơn củng cố việc Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Ủy ban Giám sát Chung cấp Bộ trưởng (JMMC) của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+ vừa tái khẳng định cam kết của nhóm đối với chính sách sản lượng hiện tại.

JMMC đã xem xét dữ liệu sản xuất dầu thô của tháng 5 và tháng 6/2024, đồng thời ghi nhận sự tuân thủ chính sách sản lượng của các nước thành viên OPEC+.

Ủy ban cũng lưu ý sự đảm bảo của Iraq, Kazakhstan và Nga trong cuộc họp để đạt được sự tuân thủ đầy đủ với chính sách sản xuất hiện tại. Tuần trước, Ban Thư ký OPEC đã nhận được kế hoạch cắt giảm sản lượng của ba nước trên sau khi sản xuất vượt mức trong nửa đầu năm 2024.

Các nhà phân tích của Ngân hàng ING (Hà Lan) nhận định nỗi lo về suy thoái kinh tế tại Mỹ cùng với mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ.

Thêm nữa, giá “vàng đen” cũng chịu áp lực sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) có kế hoạch giảm dần chương trình cắt giảm sản lượng từ tháng 10. Điều này khiến nguồn cung dầu sẽ tăng vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị ở Trung Đông đã hạn chế đà giảm của giá dầu. Mấy ngày gần đây, căng thẳng ở Trung Đông leo thang sau vụ ám sát thủ lĩnh của lực lượng Hamas và cuộc không kích đã làm chỉ huy quân sự cấp cao của lực lượng Hezbollah thiệt mạng.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 9/8/2024 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 8/8 của liên bộ Tài chính – Công Thương. Theo đó, giá xăng dầu điều chỉnh điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Giá xăng E5RON92 giảm 901 đồng/lít, xuống mức giá mới 20.715 đồng/lít; Xăng RON95-III giảm 930 đồng/lít, về mức 21.673 đồng/lít.

Trong khi đó, các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh giảm. Dầu diesel 0.05S giảm 737 đồng/lít, về 19.141 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 684 đồng/lít, không cao hơn 19.411 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S giảm 858 đồng/kg, không cao hơn 16.028 đồng/kg.

Như vậy, giá xăng dầu trong nước đã giảm lần thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá xăng có 16 lần tăng, 16 lần giảm.

Tại kỳ điều hành này, Liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong các kỳ điều hành từ đầu năm 2024 đến nay, cơ quan điều hành đều không sử dụng Quỹ này.

Bảng giá xăng dầu trong nước

Mặt hàng Giá từ 8/8 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước

Xăng RON 95-III

21.673 – 930
Xăng E5 RON 92-II 20.715 – 901
Dầu diesel 19.141 – 737
Dầu hỏa 19.411 – 684

Từ đầu năm đến kỳ điều hành giá ngày 9/8, các mặt hàng xăng dầu đã qua 32 kỳ điều chỉnh giá, trong đó xăng RON95 có 16 lần tăng và 16 lần giảm, dầu diesel 14 lần tăng, 18 lần giảm và dầu mazut có 18 lần tăng, 14 lần giảm.

Theo liên Bộ Công Thương – Tài chính, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, quyết định phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới.

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này, từ ngày 25/7 đến 31/7 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: diễn biến mới của cuộc xung đột tại khu vực Trung Đông; dự trữ dầu thô của Mỹ giảm xuống; nhu cầu dầu của Trung Quốc có xu hướng giảm; xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn,…

Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng giảm là chủ yếu.

Nhận định giá xăng dầu

Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất của Reuters, giá dầu có thể không thay đổi nhiều trong nửa cuối năm nay do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và triển vọng nguồn cung cao hơn từ các nhà sản xuất chính trước rủi ro địa chính trị. Giá dầu được dự báo ít thay đổi trong nửa cuối năm nay do một số yếu tố chính:

Nhu cầu dầu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, đang bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm kinh tế. Dữ liệu sản xuất mới nhất của Trung Quốc không mang lại tín hiệu tốt cho nhu cầu dầu. Một cuộc khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng 6, đây là tháng thứ hai liên tiếp hoạt động sản xuất suy giảm. Trong khi đó, hoạt động dịch vụ giảm xuống mức thấp nhất trong năm tháng, tiếp tục làm dấy lên lời kêu gọi về các biện pháp kích thích hơn nữa khi nền kinh tế đang phải vật lộn để phục hồi.

OPEC+ đã gia hạn thoả thuận giảm sản lượng đến năm 2025, điều này khiến các nhà phân tích dự báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong quý III khi nhu cầu vận tải và điều hòa không khí trong mùa hè làm giảm lượng dự trữ nhiên liệu. Tuy nhiên, nguồn cung dầu dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm do các nhà sản xuất chính như Mỹ và Saudi Arabia tăng sản lượng.

Xung đột ở Trung Đông và xung đột Nga-Ukraine vẫn là những yếu tố bất ổn có thể tác động đến giá dầu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng rủi ro địa chính trị sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến giá dầu trong nửa cuối năm.

Thị trường xăng dầu đang trải qua giai đoạn biến động nhẹ, với giá dầu Brent giảm nhẹ và giá dầu WTI tăng nhẹ. Tuy nhiên, nhìn chung, giá xăng dầu thế giới được dự báo sẽ ổn định trong nửa cuối năm nay. Các yếu tố tác động đến giá xăng dầu trong thời gian tới bao gồm nhu cầu của Trung Quốc, nguồn cung dầu và rủi ro địa chính trị.

Việc theo dõi sát sao diễn biến của các yếu tố này sẽ giúp các nhà đầu tư và người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan về thị trường xăng dầu và đưa ra những quyết định phù hợp.

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích