TCVN 13697:2023 về robot và các bộ phận cấu thành robot

Ở Việt Nam và thế giới, robot và trí tuệ nhân tạo được xem là xu hướng phát triển chung. Robot hiện đại ngày càng được con người nghiên cứu và cải tiến để có thể nâng cao năng suất làm việc và thay thế con người làm các công việc vất vả hoặc vào những nơi nguy hiểm.

Trong đó thế mạnh lớn nhất của Việt Nam là lực lượng lao động chất lượng cao gồm các lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng cho robot. Thêm vào đó là nhu cầu về robot công nghiệp cùng với kỹ năng của các công ty công nghệ Việt Nam được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp robot trong nước. Xác định được tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp robot giai đoạn 2025-2035. 

Thực tế, theo lãnh đạo Viện nghiên cứu Điện tử – Khoa học máy tính và Tự động hóa cho biết, các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực về tài chính và công nghệ để sản xuất robot phục vụ dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên một số doanh nghiệp Việt Nam dù đã bắt đầu xuất khẩu robot nhưng sản phẩm chưa được quảng bá vì nhiều lý do, trong đó phải nói tới chất lượng sản phẩm.

Do đó, để ngành công nghiệp robot ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn TCVN 13697:2023 về robot và các bộ phận cấu thành robot nhằm đưa ra các định nghĩa và quy định các hệ tọa độ của robot, đồng thời cung cấp thuật ngữ, bao gồm cả các ký hiệu cho các chuyển động cơ bản của robot. Tiêu chuẩn cũng trợ giúp cho liên kết, thử nghiệm và lập trình của robot.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các robot và các bộ phận cấu thành robot đã được định nghĩa trong TCVN13228 (ISO 8373- robot và các bộ phận cấu thành robot).

Sản xuất robot. Ảnh minh họa

Theo định nghĩa tại tiêu chuẩn này, bộ phận robot là sự kết hợp của các thành phần kim loại và điện tử được hợp nhất để tạo thành cấu trúc của robot. Mỗi bộ phận đóng vai trò cấu trúc như cách điện các bộ phận điện hoặc vai trò chức năng như cấp nguồn cho robot. Mặc dù các nhà sản xuất robot có thể sử dụng các bộ phận khác nhau tùy theo thiết kế robot của họ nhưng khái niệm tổng thể và chức năng của các bộ phận đó thường tương tự nhau.

Thuật ngữ và định nghĩa tiêu chuẩn này đã được áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13228 (ISO 8373). Cụ thể, về cấu hình đây chính là tập hợp tất cả các giá trị của biến khớp xác định hoàn toàn hình dạng của robot tại bất cứ thời điểm nào. Bề mặt lắp đặt của đế là bề mặt lắp nối giữa cánh tay và kết cấu đỡ cánh tay. Sàn di động là tập hợp của tất cả các thành phần của rô bốt di động cho phép có thể di chuyển được.

Hệ tọa độ gắn liền với phân xưởng, hệ tọa độ tĩnh tại có liên quan tới Trái Đất và độc lập đối với chuyển động của robot. Hệ tọa độ của đế là hệ tọa độ có liên quan đến bề mặt lắp ráp của trục. Hệ tọa độ có liên quan đến dụng cụ hoặc cơ cấu tác động cuối được liên kết với mặt lắp ghép cơ khí…

Hệ tọa độ có liên quan đến dụng cụ hoặc cơ cấu tác động cuối được liên kết với mặt lắp ghép cơ khí. Không gian có thể được quét bởi điểm tham chiếu cổ tay, được tăng lên do phạm vi quay hoặc tịnh tiến của mỗi điểm trên cổ tay. Điểm tâm dụng cụ được xác định cho một ứng dụng đã cho đối với hệ tọa độ của mặt lắp ghép cơ khí…

An Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích