Xứ, họ đạo huyện Thường Tín tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Xứ, họ đạo huyện Thường Tín tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 31/7/2024, Ban đoàn kết Công giáo huyện Thường Tín, Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm xây dựng mô hình “xứ, họ đạo tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2020-2024.

Thường Tín nằm ở phía nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm hành chính Thủ đô 18 km, trên địa bàn huyện có 03 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Đồng bào Công giáo sinh sống tại 11 xã trên địa bàn huyện với nhiều ngành nghề khác nhau, tạo nên một mô hình kinh tế đa dạng.

Thực sự mô hình xứ họ đạo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Thành phố và Sở Tài nguyên – Môi trường triển khai từ năm 2018 tại các giáo xứ trên toàn huyện Thường Tín đã đạt được những kết quả tích cực.

tm-img-alt
Toàn cảnh hội nghị sơ kết 5 năm xây dựng mô hình “xứ, họ đạo tham gia bảo vệ  môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn huyện Thường Tín.

Cụ thể, tại Giáo họ thôn Đinh Quán; đã thành lập được 05 tổ tự quản bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gồm 16 thành viên, trong đó ông Trưởng thôn Nguyễn Văn Hiện là người đi đầu trong mọi công việc hàng ngày từ kiểm tra, thông báo trên loa truyền thanh thôn nhắc nhở giáo dân thực hiện theo cam kết đã ký.

Thôn Đinh Quán – làng nghề điêu khắc nên có nhiều máy móc gây bụi bẩn, đã có nhiều gia đình mua máy hút bụi, bố trí bồn nước gần nươi sản xuất để phòng chống cháy nổ. Bên cạnh đó, địa phương đã sắp xếp nơi đề nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến giao thông, máy móc có hệ thống giảm âm, không gây tiếng ồn lớn, trồng cây xanh bảo vệ môi trường.

Trong nông nghiệp: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong chăn nuôi, trồng trọt.

Còn tại Giáo họ Nghiêm Xá: tổ ĐKCG đã thành lập 04 tổ tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu gồm 08 thành viên do ông Nguyễn Văn Sơn – Trưởng ban mục vụ giáo họ đứng đầu, hàng tuần kiểm tra nhắc nhở giáo dân cùng cộng đồng dân cư phân loại rác để đúng nơi quy định giữ gìn vệ sinh chung, là nòng cốt tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, triển khai 100% hộ gia đình tham gia ký cam kết, nhân dân luôn tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, định kỳ tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thường xuyên khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh nơi công cộng qua đó, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của giáo dân và cộng đồng dân cư, hình thành thói quen ý thức đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

Tại Xóm Thượng Hiền, giáo xứ Hà Hồi:từ khi triển khai mô hình, giáo dân đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, là một xóm đã có nề nếp từ trước nên khi triển khai đến nay đã thu được kết quả đáng khích lệ, đứng đầu trong phong trào là ông Nguyễn Văn Hiền – giáo dân tiêu biểu.

Đối với thôn Xâm Dương 3:từ khi triển khai mô hình giáo họ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó tập trung vào việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng với các cấp quán triệt các chỉ thị, triển khai nghiêm túc, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường, cung cấp thông tin, cảnh báo có cơ sở khoa học, có giá trị thực tiễn đến toàn thể nhân dân để cùng nhìn nhận, cân nhắc trước khi có những hành động can thiệp vào môi trường. Tuyên truyền và tổ chức thành lập tổ tự quản tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (có trên 90% đồng bào Công giáo tham gia ký kết).

tm-img-alt
Thời gian tới, Ban đoàn kết Công giáo huyện Thường Tín sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Ban đoàn kết Công giáo huyện Thường Tín sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu chăn nuôi… nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Ký cam kết bảo vệ môi trường gắn với thực hiện Cuộc vân động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng “Xứ, họ đạo tiên tiến”, đồng thời giúp cộng đồng dân cư nắm vững và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, nâng cao nhận thức trách nhiệm, từng bước thay đổi hành vi trong đời sống, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, khuyến khích những hành vi, hành động chính đáng, hợp pháp bảo vệ môi trường…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích