Điện hải lưu: Góp phần vào sự phát triển năng lượng và mục tiêu Net Zero

Điện hải lưu: Góp phần vào sự phát triển năng lượng và mục tiêu Net Zero

Dòng điện hải lưu ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam là nguồn năng lượng tiềm năng đáng để khai thác

Việt Nam hướng đến thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 thì việc sản xuất hydro xanh nội địa là giải pháp quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng- trong đó phát triển điện hải lưu đang là vấn đề được xã hội quan tâm, Hội liên hiệp các Hội Khoa hcọ  và Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (HCM-USTA) phối hợp Viện Nghiên cứu vùng và đô thị  (IRUS), Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.Hồ Chí Minh (HOMASTE) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Điện hải lưu – Nguồn năng lượng xanh của Việt Nam trong tương lai gần”.

tm-img-alt
Hội thảo Điện hải lưu-Nguồn năng lượng xanh trong tương lai gần

Theo kỹ sư Doãn Mạnh Dũng-nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.Hồ Chí Minh, khu vực biển ven bờ miền Trung nước ta tồn tại dòng hải lưu mạnh, tương đối ổn định quanh năm và có động năng vào loại lớn nhất thế giới, có độ rộng khoảng 24km, độ dài khoảng trên 1.000km, từ ven biển Quảng Bình đến mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận. Nguyên lý tạo ra dòng hải lưu này là do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa khu vực biển vùng xích đạo và vùng cực, cộng với lực quay tự nhiên của trái đất và địa hình ven bờ biển nước ta. Đây là dạng tài nguyên thiên nhiên rất quý hiếm. Công nghệ chuyển đổi năng lượng dòng hải lưu ở một số nước trên thế giới sử dụng cánh quay trục ngang- còn mắc nhiều nhược điểm. Ông Dũng giới thiệu về công nghệ dùng cánh quạt hình trống (rỗng) quay với khung hướng dòng chảy để tạo ra mô men lực. Công nghệ này có thể khử được trọng lượng vật quay trong nước, đưa các thiết bị phát điện ra khỏi nước và lợi dụng năng lượng- động năng dòng chảy tối đa theo chiều sâu và chiều ngang. Như vậy, có thể đặt 2 trống quay trong một container dễ dàng và có thể tích hợp 35 mô đun nhỏ trong một mô đun lớn. Ưu điểm của công nghệ này là giá thành phát điện rẻ vì hệ thống máy chủ yếu được đặt trong khối bê tông cốt thép đặt dưới dáy biển (nơi có đô sâu cần thiết để lấy năng lượng), có tuổi thọ lớn. Trống quay có thể bảo dưỡng, thay thế đơn giản, phù hợp với năng lực cơ điện của Việt Nam.

tm-img-alt
 Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng trình bày tại Hội thảo

Kỹ sư Dũng cho biết, hiện đã hoàn thành hai máy thí nghiệm, khẳng định sự thành công của công nghệ trống quay. Đây là nền tảng để sản xuất hydro xanh mà không phụ thuộc vào lưới điện, khẳng định dòng điên hải lưu ở miền Trung và Nam Bộ là nguồn năng lượng tiềm năng rất lớn để khai thác.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến, câu hỏi của các nhà khoa học và trả lời của diễn giả nhẳm trao đỗi, làm rõ ý tưởng cho giải pháp đột phá, nhằm đẩy nhanh việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng, phục vụ phát triển bền vững cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng chính sách thực hiện phát triển hydro xanh, đồng thời thực hiện thí điểm công nghệ trống quay tại các khu vực thích hợp…

Kết luận Hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Phước ghi nhận và đánh giá cáo ý tưởng khoa học mới sử dụng năng lượng từ dòng hải lưu phục vụ cuộc sống, với phương thức dùng trống quay  (rỗng) để thu năng lượng từ dòng hải lưu. Ông Phước đề xuất thành lập một nhóm nghiên cứu, tiến hành theo trình tự một công trình khoa học, từ việc xây dựng đề cương, đăng ký đề tài, trên cơ sở dự án được Hội đồng khoa học xem xét, phê duyệt, kinh phí thực hiện, giám sát, nghiệm thu theo từng giai đoạn, từng bước, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, thí điểm công nghệ trống quay tại các khu vực thích hợp. Kỳ vọng dự án sẽ được triển khai, thu hút sự tham gia và tập trung trí tuệ của nhiều nhà khoa học chuyên ngành, các cơ quan chức năng và mạnh thường quân, để biến ý tưởng thành hiện thực trong tương lai gần.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích