Thảo luận chuyên đề hướng tới trung hòa Carbon vào năm 2050

Thảo luận chuyên đề hướng tới trung hòa Carbon vào năm 2050

Ngày 25/7, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Chính quyền TP Sakai (Nhật Bản) tổ chức thảo luận chuyên đề “Hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050”.

Chương trình này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa tỉnh Bà Ria – Vũng Tàu và TP Sakai nhằm góp phần tăng cường giao lưu, hợp tác, tạo sự gắn kết giữa các địa phương và qua đó làm sâu sắc hơn nữa hợp tác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Tham dự buổi thảo luận có ông Phạm Quốc Đăng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc buổi thảo luận, ông Phạm Quốc Đăng – Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngày 6/12/2023, trong khuôn khổ Hội nghị COP28 tại TP Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Chính quyền TP Sakai (Nhật Bản) đã thống nhất ký kết bản ghi nhớ hợp tác, nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực môi trường, hướng tới xây dựng “thành phố không carbon, kinh tế tuần hoàn và khả năng phát triển các dự án cơ chế tín chỉ chung (JCM)”.

Ý nghĩa của trung hòa carbon là trạng thái có lượng khí CO2 thải ra bằng với lượng khí CO2 loại bỏ khỏi khí quyển, hay được gọi là “net-zero carbon”. Đạt được trạng thái này là một bước quan trọng trong những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

Do đó, tại buổi thảo luận, Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua các chính sách, hành động hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Sở Công thương tỉnh thông qua chính sách, hành động thúc đẩy năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cũng trong buổi thảo luận, Cục môi trường TP Sakai đã chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm về thúc đẩy năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng của TP Sakai như sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, hạn chế phát thải…

Ngoài ra, tham dự buổi thảo luận các đại biểu còn được nghe báo cáo trực tuyến từ tham luận của các DN Nhật Bản về những thách thức, phương pháp tiếp cận sử dụng năng lương tái tạo trên quy mô lớn; tổng quan về ứng dụng năng lượng Hydogen tại Việt Nam; cơ chế tín chỉ chung JCM, chương trình hỗ trợ lắp đặt thiết bị và công nghệ năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích