Ấn Độ: Ít nhất 16 người tử vong do nhiễm virus viêm não hiếm gặp

Ấn Độ: Ít nhất 16 người tử vong do nhiễm virus viêm não hiếm gặp

Ấn Độ ghi nhận 50 ca nhiễm và 16 người tử vong vì virus viêm não Chandipura, bệnh hiếm gặp song có thể gây tử vong nhanh chóng.

Bộ trưởng Y tế khu vực Rushikesh Patel cho biết ít nhất 16 trường hợp tử vong do virus Chandipura hiếm gặp đã được ghi nhận ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ.

Đài truyền hình NDTV dẫn lời ông Rushikesh Patel cho biết: “Có 3 trường hợp nhiễm virus Chandipura đến từ các bang khác. 50 ca bệnh Chandipura đã được báo cáo trên toàn bang và 16 người đã thiệt mạng”.

Đầu tuần qua, chính quyền bang Gujarat đã báo cáo 29 ca mắc và 1 trường hợp tử vong.

Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Virus Chandipura lây truyền qua vết đốt của muỗi và bọ ve. Nó lần đầu tiên được phân lập vào năm 1965 trong đợt bùng phát bệnh viêm não ở làng Chandipura, bang Maharashtra.

Virus gây sốt với các triệu chứng giống cúm hoặc viêm não cấp tính, đặc biệt gây tử vong cao ở trẻ em.

tm-img-alt
Minh họa virus viêm não Chandipura đang lây truyền ở Ấn Độ. Ảnh: Business Today

Người ta biết rất ít về căn bệnh này. Không có phương pháp điều trị cụ thể hoặc vaccine chống lại nó. Virus Chandipura gây sốt với các triệu chứng giống cúm hoặc viêm não cấp tính, đặc biệt gây tử vong cao ở trẻ em. Các đợt bùng phát virus Chandipura thỉnh thoảng xảy ra ở Ấn Độ nhưng căn bệnh này chưa bao giờ được ghi nhận ở bên ngoài quốc gia này.

Các đợt bùng phát virus Chandipura với tỷ lệ tử vong 56% – 76% đã được ghi nhận ở miền Trung Ấn Độ vào năm 2003 – 2004. Loại virus này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh.

Ruồi cát, đặc biệt là loài Phlebotomus papatasi, đóng vai trò trung gian lây truyền bệnh viêm não do virus Chandipura. Ruồi mang virus từ vật chủ bị nhiễm sang người.

Để phòng ngừa căn bệnh, giới chức khuyến nghị người dân tránh để ruồi cát cắn, bôi thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay và sử dụng màn khi ngủ, đặc biệt tại những nơi có ruồi cát. Người dân cũng nên loại bỏ nguồn nước đọng, làm sạch thảm thực vật xung quanh nơi cư trú để giảm môi trường sinh sản của ruồi cát.

Hải Đăng (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích