Doanh nghiệp cung cấp suất ăn tập thể cần nắm rõ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

Sở Y tế tỉnh Bình Dương vừa công bố danh sách các doanh nghiệp chuyên cung cấp các suất ăn công nghiệp vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, Công ty TNHH SOUTH EAST APPAREL GROUP (Lô 39 đường số 6, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Phường An Phú, Thành phố Thuận An) bị xử phạt 12 triệu đồng với có 2 hành vi vi phạm gồm: Không thực hiện quy định của pháp luật về lưu mẫu thưc ăn; Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn.

Nấu ăn tư nhân Như Ngọc Loan (Căn tin Công ty TNHH Hi-Tech Wires Asia số 46, đường số 6, VSIP 1 Khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An) bị xử phạt 8 triệu vì 2 hành vi: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn; Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước.

Địa điểm kinh doanh Đại lộ Bình Dương – Công ty TNHH Ẩm thực Á Đông (Chi nhánh Bình Dương tại 219 Đại lộ Bình Dương, phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận An) bị xử phạt 12 triệu đồng vì Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn và Cống rãnh thoát nước thải khu vực nhà bếp không được che kín.

Công ty TNHH KINGMAKER (Việt Nam) FOOTWEAR (số 12, đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An) bị xử phạt 8 triệu đồng vì có hành vi Cống rãnh thoát nước thải khu vực nhà bếp không được che kín.

 Bình Dương là nơi tập trung nhiều người lao động, vì vậy các doanh nghiệp cung cấp suất ăn tập thể luôn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Công ty TNHH MTV Nghĩa Tâm (Số 22/10, Khu phố Bình Quới A, Phường Bình Chuẩn, Thành phố Thuận An) bị xử phạt 16 triệu với 3 hành vi vi phạm gồm: Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn; Không thực hiện quy định của pháp luật về lưu mẫu thưc ăn; Nơi chế biến có côn trùng gây hại xâm nhập.

Công ty TNHH ACUMEN HOUSEWARE INSDUSTRY (Số 12 Đại lộ Hữu Nghị, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Phường Bình Hoà, Thành phố Thuận An) đã có 3 hành vi vi phạm gồm: Nơi chế biến có côn trùng gây hại xâm nhập; Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước; Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thưc ăn.

Công ty TNHH Lương thực Thực Phẩm Hoà Phát Food (Số 33/7 Đông Minh, Khu phố Tây A, Phường Đông Hoà, Thành phố Dĩ An) cũng có 3 hành vi vi phạm gồm: Nơi chế biến có động vật gây hại xâm nhập; Cống rãnh thoát nước thải khu vực nhà bếp không được che kín; Không thực hiện quy định của pháp luật về lưu mẫu thưc ăn.

Với các lỗi trên, Công ty TNHH ACUMEN HOUSEWARE INSDUSTRY và Công ty TNHH Lương thực Thực Phẩm Hoà Phát Food bị xử phạt mỗi công ty 20 triệu đồng.

Ngoài ra, cùng vi phạm hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn, có các doanh nghiệp bị xử phạt mỗi doanh nghiệp 8 triệu đồng gồm: Địa điểm kinh doanh – Công ty TNHH Dịch vụ CJ Catering Việt Nam (Nhà ăn tập thể Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam, Số 9 VSIP đường số 6, Khu công nghiệp Việt Nam – Singpore, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An), địa điểm kinh doanh – Công ty TNHH Oanh Uyên (Số 15, đường số 6, KCN Việt nam – Singapore, phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An), địa điểm kinh doanh số 1 – Công ty TNHH Ẩm Thực VINA FOOD (Số 8, Đường số 6, KCN Việt Nam -Singapore, Phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An), địa điểm kinh doanh VISION INTERNATIONAL – Công ty TNHH MTV cung cấp suất ăn công nghiệp Thập Toàn ( số 19 Đại lộ Hữu Nghị, KCN Việt Nam – Singapore, phường Bình Hoà, thành phố Thuận An)…

Qua thông tin xử phạt trên, có thể thấy, các doanh nghiệp kinh doanh suất ăn tập thể vẫn chưa thực sự đạt chuẩn và chưa thật sự chú trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều tiêu chuẩn trong lĩnh vực này được công bố.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành. Giấy chứng nhận ISO 22000 được chấp nhận và có giá trị trên toàn thế giới.

ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng

Đây là một trong số những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Doanh nghiệp sẽ được đánh giá và thừa nhận là có hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm và đủ khả năng cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn ra ngoài thị trường khi đạt được chứng nhận ISO 22000:2018.

Ngoài ra, mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung cấp thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000, không phân biệt quy mô, loại hình. Bao gồm cả những tổ chức hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm.

Tiêu chuẩn HACCP

HACCP từ viết tắt của “Hazard Analysis & Critical Control Point” – Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn. Tương tự như ISO 22000, nó cũng là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đúng như tên gọi “Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn” HACCP được xem là một công cụ phổ biến trong ngành thực phẩm có chức năng xác định và ngăn chặn các mối nguy hại cụ thể hoặc đang tiềm ẩn có nguy cơ gây ảnh hưởng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

HACCP có thể xác định được mối nguy như: Các mối nguy từ sinh học, mối nguy hóa học, vật lý, hay các điều kiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

Đối tượng áp dụng HACCP gồm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…; các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp; cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm.

Tiêu chuẩn FSSC 22000

FSSC 22000 chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam. FSSC là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm, là tiêu chuẩn phát triển về sản xuất thực phẩm an toàn đầu tiên ở quy mô quốc tế. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất. FSSC 22000 được thừa nhận là tương đương và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn như BRC, IFS,… được công nhận trước đây của GFSI.

Để áp dụng và đạt chứng nhận FSSC 22000, doanh nghiệp của bạn trước hết phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến. Khi ấy, đòi hỏi mọi khâu sản xuất phải nghiêm ngặt ngay từ đầu. Cùng với đó, không được bỏ qua bước phân tích nhận diện và kiểm soát mối nguy theo nguyên tắc HACCP. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải đánh giá rủi ro và thiết lập chương trình phòng vệ thực phẩm để kiểm soát nhiễm bẩn cố ý do mục đích phá hoại.

Tiêu chuẩn GMP

Tháng 07/2019, theo quy định, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe muốn kinh doanh và bán sản phẩm ra thị trường, yêu cầu bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP. Điều đó có nghĩa, từ sau sau mốc thời gian trên nếu doanh nghiệp không có chứng nhận GMP thì không được phép hoạt động.

GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành sản xuất tốt. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm này thường dùng trong lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm yêu cầu điều hiện vệ sinh cao như: các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế. Kể cả các sơ sở kinh doanh ăn uống như nhà hàng, khách sạn cũng rất thích hợp cho việc áp dụng tiêu chuẩn GMP.

Tiêu chuẩn BRC

BRC cũng là tiêu chuẩn khá quen thuộc tại Việt Nam. BRC là gì? Nó được viết tắt từ British Retail Consortium là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, do Hiệp hội bán lẻ Anh xây dựng và ban hành.

Cũng giống như hầu hết các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phổ biến hiện nay. Việc áp dụng tiêu chuẩn BRC nhằm để các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất. Để rồi có cơ sở tạo ra các sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn an toàn cho khách hàng. Bởi vì, suy cho cùng, tất cả các tiêu chuẩn đưa ra là để các doanh nghiệp tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.

 Bảo Linh 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích