Dự báo kịch bản cao cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 là 6,95%

Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối tích cực so với các nước trong khu vực, trong đó, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã vượt so với tiềm năng trong 4 quý liên tiếp. Trong 6 tháng qua, phục hồi tăng trưởng kinh tế diễn ra ở cả 3 nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Đặc biệt, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục là điểm sáng, cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Lao động nữ ngành Dệt may cần được quan tâm nhiều hơn - Tổng liên đoàn lao  động Việt Nam
Ảnh minh họa

Theo đó, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra hai kịch bản cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong năm 2024 so với năm 2023.

“Theo kịch bản 1 là kịch bản thông thường, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% (trong năm 2024), lạm phát là 4,32%, tăng trưởng xuất khẩu là 9,54%. Ở kịch bản tích cực hơn, có thể đạt gần 7%, lạm phát bình quân thấp hơn, là 4,12%, tăng trưởng xuất khẩu là khoảng hơn 11,64%” – ông Dương cho biết.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, kịch bản thông thường với giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm 2024. Do đó, muốn đạt được tăng trưởng ở kịch bản cao, cần dựa trên bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn, như tăng trưởng phục hồi nhanh, nhà đầu tư gia tăng đầu tư vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Về nội tại, đầu tư cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cần có chuyển biến tích cực hơn nữa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: “Phải có thể chế thí điểm, đột phá trong những lĩnh vực đóng góp động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế. Rà soát động lực tăng trưởng về kinh tế xanh, kinh tế số, thì thêm là Đô thị kiểu mới, đô thị thông minh là động lực tăng trưởng mới, là các cực tăng trưởng mới của các vùng và của quốc gia”. 

Để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng tích cực, Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 3 kiến nghị chính sách, là: Cải thiện chất lượng tăng trưởng; Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do – FTA.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích