Những “bước tiến mới” trong Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15

1
An ninh nguồn nước đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng và liên quan mật thiết đến đời sống của con người cũng như thế giới loài vật. Tuy nhiên hiện nay tài nguyên nước chưa được người dân và cộng đồng xã hội nhận thức đúng đắn. Chính vì thế mà trong Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 cùng các văn bản quy định chi tiết được ban hành đã có những điểm sáng góp phần nâng cao nhận thức, đảm bảo an ninh nguồn nước và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.

Theo đó, có 4 nhóm chính sách, gồm: thứ nhất là bảo đảm an ninh nguồn nước; thử hai là xã hội hóa ngành nước; thứ ba là vừa kinh tế tài nguyên nước và cuối cùng là bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra được thể hiện xuyên suốt trong Luật tại các quy định về: Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra. Điều tra cơ bản tài nguyên nước, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước. Quy định về bảo vệ, phục hồi nguồn nước. Điều hoà, phân phối tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Phòng, chống, khắc phục tác hại do nước. Công cụ kinh tế, chính sách, nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước Thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước và quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Để triển khai thực hiện Luật và các văn bản pháp luật liên quan,, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật (Quyết định số 274-TTg ngày 02/4/2024), tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, ngay khi các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có 03 văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phổ biến văn bản cũng như sẵn sàng triển khai khi các văn bản nêu trên có hiệu lực thi hành.

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước 2023, cơ quan soạn thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác, tổ chức quốc tế  như Ngân hàng Thế giới, AFD, KOICA, IUCN, JICA, FAO, GEF… để chia sẻ, hiểu sâu hơn mô hình quản lý, bối cảnh, trình độ phát triển, thực tiễn triển khai các chính sách tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, cũng như các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

Trong đó, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), thực hiện bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp, hỗ trợ tích cực quá trình xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, chính sách, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy hợp tác quốc tế về tài nguyên nước qua đó nhằm bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn nước xuyên biên giới, hệ sinh thái nước ngọt có liên quan theo hướng bền vững và tối ưu hóa lợi ích cho các quốc gia có chung nguồn nước.

Định hướng này đã được phản ánh rõ ràng và cụ thể trong Luật tài nguyên nước số 28/2023/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị nước và khung thể chế tại Việt Nam dựa trên 04 nhóm chính sách lớn đã được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua nêu trên. Trong đó, đảm bảo an ninh nguồn nước và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới được xem là một trong những chính sách ưu tiên của chính phủ Việt nam hướng tới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân.

Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tổ chức các Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước nhằm chỉ rõ những điểm mới, trách nhiệm thực hiện của các cấp, ngành trong quản lý tài nguyên nước. Hội nghị sẽ được tổ chức tại 3 miền, Hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hải Phòng ngày hôm nay với sự tham gia của gần 150 đại biểu đại diện cho cho các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế và các phóng viên các cơ quan báo chí.

2
Những điểm mới trong Luật Tài nguyên nước đánh dấu bước chuyển mình lớn về tư duy, nhận thức bảo vệ, hợp tác nguồn nước đa phương.

Theo đó, Hội nghị đầu tiên “Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật” tổ chức tại Hải Phòng đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội nghị được tổ chức với sự hỗ trợ của dự án Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) “Thúc đẩy an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông xuyên biên giới sông Mã và sông Neun-Cả và vùng ven biển liên quan (CHDCND Lào và Việt Nam)” thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), thực hiện bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng là dịp để khởi động đối thoại đa phương giữa các bên liên quan chính, bao gồm những nhà lập chính sách; các bộ, ngành liên ngành; chính quyền địa phương chia sẻ và thảo luận về những thách thức và ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới; giới thiệu các dự án quản lý nước xuyên biên giới quốc tế, cơ hội tái cơ cấu và thành lập Tổ chức lưu vực sông, chia sẻ các khó khăn, thách thức về tài nguyên nước tại các sông xuyên biên giới.

Với những cố gắng, nỗ lực rất lớn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15, có thể nói đến nay, Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về Tài nguyên nước mới đã được hoàn thiện đúng tiến độ, chất lượng, là một trong những Hệ thống pháp luật chuyên ngành được triển khai xây dựng, hoàn thiện một cách đồng bộ, bảo đảm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và đặc biệt là Luật Tài nguyên nước, 02 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, 03 Thông tư. Các văn bản này sẽ được triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong thực tế và cùng hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích