Truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng chè theo TCVN 13993:2024

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần.

Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng, đồng thời truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng chè chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất phát triển bền vững. Tuy nhiên để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng được chính xác, minh bạch cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn quốc gia.

Truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng chè theo tiêu chuẩn giúp đảm bảo tính chính xác, minh bạch, có chất lượng. Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13993:2024 Truy xuất nguồn gốc – Hướng dẫn thu thập thông tin đối với chuỗi cung ứng chè do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đã đưa ra những hướng dẫn thu thập thông tin cơ bản nhằm phục vụ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc tại các công đoạn: Quản lý vườn chè, sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu thụ chè.

Theo hướng dẫn, các tổ chức thiết lập yêu cầu hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp với tiêu chuẩn này. Ngoài ra cần phải xác định đơn vị truy xuất nguồn gốc trong quá trình nhận biết và xác định vai trò và vị trí của từng công đoạn từ quản lý vườn chè, sản xuất, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ chè trong tổ chức của mình. Việc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc chè phải phù hợp với nguyên tắc và yêu cầu trong TCVN 12850:2019.

Tổ chức cần phải thiết lập cơ chế kiểm tra và thẩm định đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc chè, kịp thời kiểm tra đồng thời định kỳ thẩm định tình trạng vận hành của hệ thống truy xuất này.

Mỗi vị trí nhân viên làm việc và người phụ trách trong mỗi công đoạn truy xuất nguồn gốc đều cần được đào tạo, trang bị các kiến thức và trình độ tương ứng với yêu cầu của mỗi vị trí công việc đòi hỏi, chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ các thông tin phải ghi chép của mỗi một công đoạn. Nhân viên quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc chịu trách nhiệm thẩm định và xử lý đối với các thông tin được ghi chép.

Việc ghi chép các thông tin truy xuất nguồn gốc phải tương ứng với từng công đoạn: Quản lý vườn chè, sản xuất chè, chế biến chè, lưu thông chè, tiêu thụ chè; thời hạn lưu giữ thông tin truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.

Dữ liệu thu thập về sản phẩm chia thành hai loại là dữ liệu truy xuất cơ bản và dữ liệu truy xuất mở rộng. Yêu cầu về ghi chép dữ liệu, căn cứ tình hình sản xuất lưu chuyển chè, các dữ liệu cần ghi chép được thực hiện tại 4 công đoạn: quản lý vườn chè và sản xuất chè, chế biến chè, lưu thông chè, tiêu thụ chè.

Cụ thể, về thông tin cần ghi chép tại công đoạn quản lý vườn chè và sản xuất chè gồm: Thông tin về cơ sở sản xuất phải được mô tả tên vườn chè, người phụ trách vườn chè, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, mã số vùng trồng (thuộc dữ liệu truy xuất cơ bản); Chứng nhận đạt chất lượng của vườn chè, môi trường xung quanh vườn chè, diện tích vườn chè, loại lá chè, cán bộ bảo vệ thực vật, báo cáo đo lường chất lượng nước và đất (dữ liệu truy xuất mở rộng).

Thông tin tưới tiêu và bón phân phải đầy đủ ngày tháng tưới nước và bón phân, người thực hiện, thời gian, chủng loại phân bón, nhà sản xuất phân bón (dữ liệu cơ bản); Thành phần phân bón, lượng phân bón sử dụng, phương thức bón phân, nhiệt độ (dữ iệu truy xuất mở rộng).

Thông tin phòng ngừa bệnh, sâu bọ và cỏ dại phải có đầy đủ thông tin về ngày sử dụng, tên loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, tên nhà sản xuất thuốc thực vật, số giấy phép sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, số lô thuốc bảo vệ thực vật (dữ iệu truy xuất nguồn gốc cơ bản); Tên thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nguy hại, phương thức sử dụng, người sử dụng, thành phần có hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật, ngày sản xuất, thời gian hiệu lực, nồng độ sử dụng, lượng sử dụng, khoảng cách thời gian an toàn (dữ liệu mở rộng).

Thông tin thu hoạch lá tươi nên ghi chép đầy đủ từ thời gian hái lá (dữ liệu truy xuất cơ bản); Tình trạng thời tiết, thông tin chứng nhận sản phẩm (ví dụ như: thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không ô nhiễm…), lượng hái, phương thức hái, công cụ hái, tình trạng vệ sinh của công cụ hái (dữ liệu truy xuất mở rộng).

Thông tin vận chuyển nguyên liệu phải có thông tin bắt đầu và kết thúc vận chuyển, địa điểm bắt đầu và kết thúc vận chuyển (dữ liệu cơ bản); Phương tiện vận chuyển, tình trạng vệ sinh của phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển, tình trạng thời tiết, nhân viên vận chuyển (dữ liệu mở rộng).

Thông tin cần ghi chép tại công đoạn chế biến chè cũng nên đầy đủ các thông tin về cơ sở chế biến gồm người đại diện theo pháp luật, số điện thoại liên lạc, địa điểm sản xuất, địa chỉ hoặc mã số cơ sở, năng lực cơ sở. Thông tin nguồn gốc nguyên liệu gồm nhà sản xuất, tên sản phẩm, ngày sản xuất; Tình trạng chất lượng sản phẩm, quy cách, số lượng, báo cáo kiểm tra sản phẩm.

Thông tin về sản phẩm gồm tên sản phẩm, ngày sản xuất, số lô, mã số định danh đơn nhất của sản phẩm và tem nhãn; Tình trạng chất lượng sản phẩm, thông tin chứng nhận sản phẩm, số lượng sản phẩm, quy cách, thời hạn sử dụng sản phẩm, báo cáo kiểm tra sản phẩm

Các thông tin về quá trình chế biến thô và quá trình chế biến tinh gồm thời gian bắt đầu và kết thúc chế biến, tên sản phẩm, người phụ trách chế biến; Phương thức chế biến, kỹ thuật chế biến, số lượng bán thành phẩm hoặc thành phẩm sau chế biến, tình trạng chất lượng của sản phẩm chế biến thô, máy móc chế biến và tình trạng vệ sinh, nguyên liệu dùng cho bao bì và tình trạng vệ sinh, lượng sử dụng nguyên liệu, nhân viên kiểm tra, vơ sử dụng sản phẩm.

Thông tin quá trình pha trộn gồm tên loại bán thành phẩm dùng cho việc pha trộn, số lô, người phụ trách pha trộn, ngày sản xuất; Tình trạng chất lượng sản phẩm, số lượng, số lượng thành phẩm sau pha trộn, thời gian pha trộn, nhân viên kiểm tra, tình trạng vệ sinh.

Thông tin bao bì phải ghi chép đầy đủ người phụ trách đóng gói, số lô sản phẩm, thời gian đóng gói, mã số cơ sở đóng gói; Nhân viên đóng gói, phương thức đóng gói, nguyên liệu sử dụng cho bao bì và tình trạng vệ sinh

Thông tin xuất nhập kho và thông tin lưu kho phải được ghi chép từ thời gian xuất nhập kho, hướng lưu chuyển, số lô sản phẩm, mã hiệu báo cáo kiểm tra; Tình trạng chất lượng sản phẩm, tình trạng vệ sinh nhà kho, số đơn nhập kho, số lượng nhập kho, phương thức kiểm tra, số đơn kiểm tra nguyên liệu và thành phẩm, số đơn xuất kho, số lượng xuất kho, nhiệt độ kho, độ ẩm kho, báo cáo kiểm tra

Thông tin vận chuyển gồm thông tin bắt đầu và kết thúc vận chuyển, địa điểm bắt đầu và kết thúc vận chuyển; Phương tiện vận chuyển, tình trạng vệ sinh của phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển, tình trạng thời tiết, nhân viên vận chuyển.

Thông tin cần ghi chép tại công đoạn lưu thông chè phải đầy đủ thông tin về doanh nghiệp lưu thông; Thông tin nguồn gốc sản phẩm; Thông tin bao bì; Thông tin xuất nhập kho và thông tin lưu kho; Thông tin vận chuyển sản phẩm.

Các thông tin cần ghi chép tại công đoạn tiêu thụ chè phải đầy đủ thông tin về doanh nghiệp tiêu thụ; Thông tin nguồn gốc sản phẩm; Thông tin sản phẩm; Thông tin xuất nhập kho và thông tin lưu kho; Thông tin vận chuyển sản phẩm; Thông tin bán lẻ.

An Dương 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích