Nữ đạo diễn nổi tiếng chia sẻ bất ngờ về vở kịch đọc gây chú ý người xem TP. HCM

Nữ đạo diễn nổi tiếng chia sẻ bất ngờ về vở kịch đọc gây chú ý người xem TP. HCM

Những tràng pháo tay xen lẫn tiếng trầm trồ khi kết thúc vở kịch. Khán giả “ồ, à” không chỉ bởi nội dung mà còn bất ngờ khi chỉ nhìn thấy mặt diễn viên sau khi vở diễn kết thúc.

  • •  TP.HCM xây dựng thêm “Bếp ăn 0 đồng” cho bệnh nhân và người có hoàn cảnh khó khăn

Mới lạ kịch đọc tại Sài Gòn: Nghe và thấu cảm

Tối muộn. Trời Sài Gòn mưa kéo dài. Hơn 22 giờ, khán giả vẫn nán lại để nhìn những gương mặt mà sau hơn 1 tiếng đồng hồ họ chỉ được nghe giọng nói, hồi hộp xúc động qua từng câu chữ của vở “Diễn viên hạng ba”.

Nhiều khán giả cho biết lần đầu được thưởng thức loại hình kịch đọc độc đáo này. Ảnh: ĐH

Kịch đọc “Diễn viên hạng ba”, do Việt Linh viết kịch bản theo truyện ngắn cùng tên của Lý Lan. Đạt, nhân viên hậu đài một nhà hát nhỏ thắc mắc thấy vị khách phong lưu tới xem liên tục. Đêm thứ ba, khách nhờ Đạt chuyển hoa cho đào phụ Mỹ Duyên, mặc đào chính bất mãn, ghen tị. Hóa ra ông Việt kiều Pháp muốn thuê Mỹ Duyên đóng giả con gái của cha mình…

Nữ đạo diễn Lê Chi Na đã cùng các diễn viên Phan Thành Vinh, Bảo Kun, Như Yến, Hoàng Trung Anh, Đăng Khoa, Hải Ngân, Võ Cẩm Tiên tung hứng nhuần nhuyễn khiến thính giả lúc hồi hộp, căng thẳng, khi quặn thắt qua từng lời thoại…

“Diễn viên hạng ba” là vở kịch đọc thứ 3 sau hai vở “Thiên Thiên” (theo truyện ngắn “Hạnh phúc là cùng” của Vũ Hồi Nguyên và “Xoa” của Tăng Song Nam) và Visa (dựa theo truyện ngắn cùng tên của Hải Miên) thu hút khá đông thính giả cùng hội ngộ tại Cà phê La Rotonde Saigon (185B Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).

Kịch đọc là một hình thức biểu diễn nghệ thuật, trong đó các diễn viên đọc kịch bản một cách diễn cảm, thay vì diễn xuất đầy đủ với trang phục, đạo cụ và sân khấu.

“Bà bầu” Việt Linh, người khởi xướng kịch đọc bày tỏ: “Kịch đọc tương tự kịch truyền thanh nhưng thể loại này lôi cuốn hơn nhờ sự công phu và kịch tính khi các diễn viên trực tiếp thủ vai tại chỗ trên nền của hiệu ứng âm thanh, âm nhạc, ánh sáng… Nghe và cảm là đặc thù của kịch đọc khi thính giả thưởng thức thể loại này”.

Chia sẻ bất ngờ của đạo diễn Việt Linh

Dứt vở kịch đọc, trong thính phòng ấm cúng của Cà phê La Rotonde Saigon, nhiều thính giả chia sẻ cảm nhận, bày tỏ cảm xúc khi được thưởng thức thể loại nghệ thuật mới tại Sài gòn. Không ít thính giả còn “cắc cớ” đặt câu hỏi về mái tóc dày, mượt của vị nữ đạo diễn từng nổi tiếng với các bộ phim: “Mê Thảo – thời vang bóng”, “Chung cư”, “Gánh xiếc rong, Dấu ấn của quỷ”… Và, nữ dạo diễn trên 70 tuổi đã không ngại sẻ chia câu chuyện “bên lề”.

Đạo diễn Việt Linh giao lưu, chia sẻ những câu chuyện “bên lề” cùng thính giả. Ảnh: ĐH

“Lúc con gái tôi 10 tuổi, chẳng hiểu vì sao tóc rụng rất nhiều, có lúc rụng từng mảng. Tôi xót xa, đưa con gái đi điều trị nhiều nơi ở bên châu Âu suốt một năm trời nhưng không thuyên giảm”, đạo diễn Việt Linh kể.

Về Sài Gòn, đạo diễn Việt Linh tình cờ gặp bác sĩ Trương Thìn, lúc đó ông là Viện trưởng Viện Y học Dân tộc TP.HCM, trình bày tình cảnh con gái bà đang gặp phải. “Anh Trương Thìn bày cho tôi cho con dùng thử bài Xuân của dược sĩ Hiển. Phước chủ may thầy. Không ngờ loại thuốc cốm tên Xuân ấy đã giúp tóc con gái tôi mọc dần trở lại sau chừng 10 ngày sử dụng. Tiếp tục uống thời gian sau đó, tóc con gái tôi mọc dần trở lại bình thường như trước. Từ bé gái mặc cảm vì tóc rụng, con gái tôi vui vẻ hẳn khi tóc ngày càng dày và mượt. Mái tóc ấy giờ thì quá đẹp. Nay con gái tôi đã 31 tuổi, chuẩn bị lấy chồng”.

Dù sản phẩm được nhiều người dùng đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả, nhưng cái tên của nó cũng gặp không ít “vướng”, và phải thay đổi. Như chia sẻ của “cha đẻ” ra nó – Dược sĩ Phan Văn Hiển, Giám đốc Công ty TNHH Vạn Xuân.

Cụ thể, ngày ra đời, nó có tên Trường Xuân 1 được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành từ năm 1997. Tuy nhiên, năm 2003 do đã có đơn vị khác đăng kí độc quyền tên thương mại nên Trường Xuân 1 đã đổi thành tên Xuân và Công ty TNHH Vạn Xuân đăng ký độc quyền.

Dược sĩ Phan Văn Hiển chia sẻ cảm xúc sau buổi diễn kịch đọc và mong muốn sẽ tiếp tục đồng hành cùng đạo diễn Việt Linh. Ảnh: ĐH

Dược sĩ Phan Văn Hiển chia sẻ, XUÂN được sản xuất dựa trên bài thuốc hay trong Y Tôn Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. Từ bài thuốc Lục vị của Trung Quốc, Hải Thượng Lãn Ông gia thêm Đương qui, Mạch môn. Từ bài thuốc này, Dược sĩ Phan Văn Hiển gia giảm, thay Sinh địa bằng Hà thủ ô đỏ. Bài thuốc có tác dụng bổ thận âm, bổ huyết.

Theo Đông y, tóc có nguồn gốc từ thận, huyết. Do đó, bài XUÂN có tác dụng mọc tóc, dưỡng tóc (mọc tóc, đen tóc). Sản phẩm đã có mặt trên thị trường gần 30 năm, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhiều người, có giá trị đặc biệt trong quá trình mọc tóc, chống bạc tóc”, Dược sĩ Hiển nói.

Sau khi thưởng thức vở kịch đọc “Diễn viên hạng ba”, Dược sĩ Phan Văn Hiển bày tỏ: “Chúng ta ai cũng muốn góp một phần ý nghĩa cho cuộc đời này. Với chuyên môn của mình, tôi nghĩ mình đã đóng góp chút công sức cho chăm sóc sức khỏe thể chất, chăm sóc sắc đẹp, còn chị Việt Linh là đạo diễn tài năng, chị đã góp nhiều công sức cho di dưỡng tinh thần của nhiều người. Và tôi rất vinh hạnh khi được đồng hành, tài trợ cho các suất diễn với mong muốn thể loại kịch này lan tỏa cho nhiều người thưởng thức”.

Bạn cũng có thể thích