TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy Chương trình OCOP, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy sự phát triển của Chương trình OCOP

Với mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố theo hướng đặc sản vùng miền, sản phẩm mang tính sáng tạo của địa phương. Ngay từ ban đầu, TP. Hồ Chí Minh đã có những chủ trương, hướng dẫn để các chủ thể OCOP có thể tận dụng được những lợi thế của địa phương, nâng cao các đặc trưng và giá trị của sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo, riêng biệt.

OCOP có thể tận dụng được những lợi thế của địa phương, nâng cao các đặc trưng và giá trị của sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo, riêng biệt.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hồ Chí Minh Đinh Minh Hiệp, Chương trình OCOP bắt nguồn từ Nhật Bản, đến nay đã có hơn 40 quốc gia trên thế giới thực hiện chương trình này.

Từ khi triển khai Chương trình OCOP theo Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2022 của UBND TP. Hồ Chí Minh, chương trình đã có những bước tiến nổi bật, đáng kể. Việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP được mở rộng trên địa bàn toàn thành phố, từ đó thu hút nhiều chủ thể (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và các hộ dân có sản xuất kinh doanh) tham gia; các sở, ngành, phòng, ban chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các quận, huyện và TP. Thủ Đức tích cực triển khai.

Nhằm phát triển và khuyến khích các chủ thể tham gia nhiều hơn vào Chương trình OCOP, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận 43 sản phẩm OCOP của 6 chủ thể đạt 4 sao theo Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2024. Đến nay, thành phố đã công nhận 191 sản phẩm OCOP của 67 chủ thể, trong đó có 79 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 112 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.

Hỗ trợ và phối hợp để phát triển sản phẩm OCOP

Ông Đinh Minh Hiệp đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, cấp nhãn hiệu hàng hoá, hỗ trợ các giải pháp công nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

Với Sở Công Thương, cần hỗ trợ kết nối xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP đến hệ thống siêu thị hiện có trên địa bàn thành phố.

Sở Du lịch cần kết nối tuyến du lịch với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP đến các hệ thống nhà hàng, khách sạn; giới thiệu sản phẩm OCOP tại các sự kiện quảng bá du lịch của TP. Hồ Chí Minh.

Với Sở Thông tin và Truyền thông, cần hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, bán hàng, kết nối sản phẩm OCOP đến với thị trường trong và ngoài nước.

Đối với UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức cần chủ động kêu gọi xã hội hóa xây dựng điểm giới thiệu, kinh doanh sản phẩm OCOP; tăng cường tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại địa phương…

Đặc biệt, các chủ thể cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới sản phẩm; chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng đối với các sản phẩm đã được TP đánh giá, phân hạng sao.

Chương trình OCOP tại TP. Hồ Chí Minh đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân phát triển sản phẩm đặc sản địa phương. Sự hỗ trợ từ các sở, ngành và chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực của các chủ thể, sẽ giúp chương trình ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy kinh tế bền vững và sáng tạo.

Duy Trinh (t/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích