Người vào Hà Nội vẫn phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2
Người vào Hà Nội vẫn phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2
Mặc dù Bộ Y tế đã có hướng dẫn nêu rõ không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, người vào Hà Nội vẫn phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, Bộ Y tế mới đây đã ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có 3 tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch.
– Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian
Cụ thể, số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 –
– Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc-xin phòng COVID-19.
Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 phân theo 2 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều,
– Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Các địa phương có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU), sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4 .
Người dân vào Hà Nội vẫn phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (Ảnh: Báo Giao thông)
Theo hướng dẫn này, trường hợp không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.
Đáng chú ý, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân. Chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin và người đã khỏi bệnh chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ. Trong đó, quy định rõ phải xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…
Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)…
Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
Tuy nhiên, thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho hay, 22 chốt cửa ngõ ra vào Thủ đô vẫn được thực hiện để kiểm soát phương tiện ra, vào thành phố. Đáng chú ý, người dân vẫn phải xuất trình giấy tờ đi lại trên đường, giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khi qua chốt.
Liên quan việc ra vào tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có văn bản hướng dẫn tạm thời việc đi lại, quét mã QR, khai báo y tế, theo dõi tại nhà và cách ly đối với người dân từ các vùng, địa phương khác về Quảng Ninh kể từ 0h ngày 13/10.
Tại Hải Phòng, theo văn bản số 7748/UBND-VX ngày 13/10/2021 của UBND TP, từ 00h00 ngày 13/10/2021 người vào thành phố này không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.