Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu?

hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.
Hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.

Ngày 27/6, tại Hội thảo Thương hiệu-Nội lực “mềm” cho doanh nghiệp Việt, do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tuần hoàn tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần tìm giải pháp để phát triển thương hiệu Việt trong bối cảnh thương mại xanh. Đồng thời, trong ngắn hạn lẫn dài hạn phải đẩy mạnh định hướng kiến tạo hệ sinh thái doanh nghiệp Việt có thương hiệu xanh mạnh và bền vững.

70-80% là xuất thô, giá trị gia tăng thấp

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới nhưng có một thực tế là, hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu. Thống kê từ Bộ Công thương chỉ rõ, có đến 70-80% là xuất thô, giá trị gia tăng thấp.

Minh chứng rõ nét như ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, có tới 95% giá trị xuất khẩu thuộc các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thương hiệu toàn cầu riêng. Hay như nhóm hàng hóa nông sản, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng có tới 80% sản phẩm chưa có thương hiệu…

Hiện đã có rất nhiều quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở dạng thô, hoặc đầu tư nhà máy chế biến nông sản tại Việt Nam, sau đó sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị sản xuất, rồi bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần…

Tính chung trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu, sản phẩm Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của mình. Điều này xuất phát từ nguyên do thương hiệu của DN Việt Nam còn thiếu và yếu. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho hàng Việt, cho DN Việt nói chung trên thị trường, nhất là tại thị trường quốc tế.

Việc sản phẩm Việt phải thông qua thương hiệu của các nước khác, hoặc xuất khẩu thô để nước ngoài chế biến, theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là vấn đề chung của các nước xuất khẩu nông sản, nhưng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước và khát khao, quyết tâm hành động của DN.

Bởi việc xây dựng thương hiệu do DN quyết định, còn Nhà nước là bà đỡ, chứ bản thân Nhà nước không thể tự xây dựng thương hiệu. Thương hiệu – nội lực mềm của nông sản Việt Nam không chỉ là nội lực của DN mà là nội lực quốc gia.

Ông Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam – cho rằng, ở thị trường trong nước, hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo ông Đức, DN nên định hướng đầu tư sản phẩm tiêu dùng mang thương hiệu quốc gia, thậm chí toàn cầu. “Khi đặt câu hỏi cho người tiêu dùng khi nghĩ đến Việt Nam thì nghĩ đến sản phẩm gì thì người tiêu dùng không nghĩ ra được sản phẩm nào mang tính nổi trội đặc trưng của Việt Nam. Do đó, phải đầu tư dài hạn các sản phẩm mang tính thương hiệu quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”, ông Đức nói.

Tạo nội lực cho doanh nghiệp từ thương hiệu

Ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketting Công ty SCC chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu để doanh nghiệp tiếp cận thị trường khó tính của quốc tế trong xuất khẩu.
Ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketting Công ty SCC chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu để doanh nghiệp tiếp cận thị trường khó tính của quốc tế trong xuất khẩu.

Theo ông Phạm Văn Trường, Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, việc xây dựng thương hiệu Việt không đơn thuần là dừng lại ở sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã sáng tạo mà còn góp phần khẳng định bản sắc, vị thế của doanh nghiệp Việt trên phạm vi toàn cầu.

Hiên nay, trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu, sản phẩm Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của mình. Điều này xuất phát từ nguyên do là thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho hàng Việt, cho doanh nghiệp Việt nói chung trên thị trường, nhất là tại thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ, thông tin đang bùng nổ như hiện nay thì việc xây dựng thương hiệu càng trở nên cấp thiết. Xây dựng thương hiệu chính là gia tăng nội lực nội sinh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển vững mạnh, từng bước vươn xa hơn trên thị trường trong nước và thế giới. Cao hơn, sự phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp sẽ là mảnh ghép trong hệ sinh thái thương hiệu quốc gia, góp phần đưa thương hiệu quốc gia vươn tầm quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động trước những rào cản xanh đặt ra bởi các thị trường quốc tế. Các mô hình kinh tế tuần hoàn có thể cung cấp giải pháp trong việc huy động nguồn lực, thực hiện đa mục tiêu, đa nguồn lực. Khẳng định điều này, PGS-TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng kinh tế tuần hoàn chính là tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Tương lai là tuần hoàn, tương lai là xanh hoặc không có tương lai. Các nội dung cụ thể của nền kinh tế tuần hoàn có thương mại xanh, tiêu dùng xanh, thương hiệu xanh…

Báo cáo của Grand View Research Group 2022, quy mô thị trường công nghệ xanh và bền vững toàn cầu được định giá 13,28 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22,4% từ năm 2022 đến năm 2030. Các nghiên cứu gần đây của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho thấy yêu cầu về thương mại xanh đang cấp thiết, rõ ràng; xu hướng tiêu dùng xanh rất quan trọng, các khách hàng ngày càng quan tâm về vấn đề này… Khảo sát của McKinsey năm 2022 cho thấy, khoảng 63% người tiêu dùng cân nhắc yếu tố phát triển bền vững của các thương hiệu khi ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, các công ty có tác động ESG lớn (tiêu chuẩn liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng) sẽ có cơ hội phát triển cao hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất xanh để đáp ứng như cầu xuất khẩu trong thời gian qua, ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketting Công ty Cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn (SCC), cho biết nếu sản phẩm không đủ chất lượng thì không thể tồn tại và phát triển lâu dài, vì mỗi thời kỳ, giai đoạn, hình thức phân phối, bán lẻ có nhiều hình thức khác nhau Đơn vị hiện đang xâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản và đang nghiên cứu thị trường Ấn Độ. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, hướng đi của SCC là sâu sát cùng các đối tác nước ngoài ngay từ đầu, để sản phẩm khi xuất khẩu sẽ đáp ứng được ngay các tiêu chuẩn.

Đánh giá về sự chuyển biến của doanh nghiệp Việt trong xu hướng mới của thế giới, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh cho rằng ở thị trường trong nước, hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, hàng Việt đang được đầu tư phát triển về chiều sâu, lan toả và có sức hút đặc biệt với người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa trong nước có chất lượng cao, uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với thị trường thế giới, hàng Việt cũng vượt khó và từng bước chinh phục thị trường thế giới bằng chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Ông Đức cho rằng doanh nghiệp nên định hướng đầu tư sản phẩm tiêu dùng mang thương hiệu quốc gia, thậm chí toàn cầu. “Khi đặt câu hỏi cho người tiêu dùng khi nghĩ đến Việt Nam thì nghĩ đến sản phẩm gì thì người tiêu dùng không nghĩ ra được sản phẩm nào mang tính nổi trội đặc trưng của Việt Nam. Do đó, phải đầu tư dài hạn các sản phẩm mang tính thương hiệu quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”, ông Đức nói.

Theo ông Quân, một số thương hiệu lớn trên thế giới đã và đang có lợi thế thương hiệu xanh mang lại. Chẳng hạn như Toyota đã có những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (tôn trọng môi trường, ngăn ngừa hiện tượng nóng lên toàn cầu và không gây ô nhiễm không khí); hay như Vinamilk cũng thế, thuộc nhóm phát triển bền vững, duy trì phát triển thương hiệu xanh, với dòng vốn ngoại ổn định. Cách tiếp cận của Vinamilk khá giống Nestle, vừa phát triển, bảo vệ môi trường…”, ông Quân nhìn nhận.

“Để doanh nghiệp Việt ngày càng “xanh” hơn, rất cần sự chung tay vào cuộc của các bộ ngành; cần sự tiếp tục xây dựng và cập nhật khung pháp luật và chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, cần phát triển các yếu tố cần thiết cho hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn; cần mô hình thí điểm, vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp đầu ngành; lồng ghép các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các bộ ngành, địa phương. Thêm nữa, cần có đề án cụ thể cho TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên áp dụng theo hướng mở, có lộ trình từng bước và thực chất…”, ông Quân đưa ra ý kiến.

“Việc xây dựng thương hiệu càng trở nên cấp thiết, giúp gia tăng nội lực nội sinh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển vững mạnh, từng bước vươn xa hơn trên thị trường trong nước và thế giới”, ông Trường khẳng định.

Theo Thương hiệu và Sản phẩm

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích