5 thức trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trong mùa Thu

5 thức trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trong mùa Thu

Một tách trà ấm giữa tiết trời thu là thức uống không thể thiếu với nhiều người, đặc biệt là người già. Trà thảo mộc không chỉ có hương thơm dễ chịu mà còn tăng cường sức khỏe, giúp làm đẹp, an thần.

Trà xanh

Theo các nhà khoa học, trong lá trà chứa hơn 300 loại thành phần hóa học, trong đó TP (phenolic với Catechin là chính) có thể chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống béo phì, hấp thụ Tanin và bài thải sắc tố đen trong cơ thể, giúp da trắng mịn.

tra xanh 2

Ảnh minh họa

Trong một nghiên cứu đăng trên Experimental Cell Research chứng minh rằng, trong trà xanh có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa tế bào ung thư vú. Còn trên Cancer Prevention Research, người ta chứng minh EGCG trong lá trà có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Mỗi buổi sáng mùa đông, chỉ cần một tách trà xanh nóng cũng đã làm cơ thể bạn ấm lên để bắt đầu một ngày mới.

Lợi ích của trà xanh mang lại là không thể phủ nhận, cũng không thể vì thế mà uống quá nhiều trong một ngày. Bạn chỉ nên uống cách ngày hoặc uống 1 đến 2 tách nhỏ một ngày, nhâm nhi thưởng thức hương vị tách trà thay vì ngày nào cũng uống liên tục vài lít.

Trà hoa cúc

Dùng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc. Với những bệnh nhân tiểu đường, trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh và giảm đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân không uống.

Một tách trà hoa cúc trắng sẽ giúp bạn chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt,… Trà hoa cúc vàng cũng thường dùng trong phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp.

tra hoa cuc

Ảnh minh họa

Cần chú ý là hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp thì không nên dùng trà hoa cúc.

Trà hoa nhài khô

Dùng trà hoa nhài khô thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc. Với những bệnh nhân tiểu đường, trà hoa nhài giúp kiểm soát bệnh và giảm đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân không uống. Một tách trà hoa nhài khô sẽ giúp bạn chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt,…

tra hoa nhai

Ảnh minh họa

Trà hoa nhài cũng thường dùng trong phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp,… Cũng giống như trà hoa cúc, hoa nhài có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp thì không nên dùng trà hoa nhài.

Trà gừng

Trà gừng sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Uống đều đặn 2-4 tách trà gừng sẽ có tác dụng thông xoang, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở. Gừng có tác dụng kháng vi rút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Bên cạnh đó, trà gừng tốt cho sức khỏe dạ dày, khắc phục những sự cố liên quan đến đầy hơi, tiêu hóa kém, thậm chí cả ung thư ruột.

tra am mua lanh 2

Ảnh minh họa

Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, gừng có nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào mô và bộ phân khác. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng cũng không hề tốt cho sức khỏe, sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, gừng còn gây loãng máu. Vì vậy bạn bên cân nhắc lượng trà gừng tiêu thụ trong một ngày.

Trà bạc hà

Trà bạc hà không chỉ là một loại thức uống thông thường mà nó còn là một loại  trà thảo dược có tác dụng phòng ngừa được nhiều bệnh.

tra bac ha

Ảnh minh họa

Lá bạc hà chứa vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, trà bạc hà có thể giúp chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm,… Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Nếu bạn muốn thưởng thức những hương vị khác lạ hãy thử thêm chút mật ong, thậm chí pha cùng với trà mạn, ly trà của bạn sẽ thơm ngon hơn nhiều. Một điều bạn cần phải lưu ý là trà bạc hà không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, hoặc bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

 

Bạn cũng có thể thích